Với hơn 72 triệu ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu và hơn 1,61 triệu ca tử vong, các nhà khoa đang chạy đua từng ngày, từng giờ để tìm ra vắc xin ngăn chặn đại dịch. Nhiều nước cũng đã phê duyệt vắc xin và bắt đầu tiêm phòng: Nga đã tiêm vắc xin Sputnik V từ đầu tháng 12, Anh tiêm vắc xin Pfizer từ ngày 8/12, Việt Nam cũng đã bắt đầu tiêm thử nghiệm vắc xin Nanocovax vào ngày 17/12.
Tuy vậy, từ trước đến nay vẫn có nhiều quan niệm sai lầm về vắc xin. Khi các loại vắc xin Covid-19 được công bố, nhiều người nghi ngại về tính an toàn của chúng. Nhiều thông tin sai lệch bắt đầu được lan truyền trên Internet. Trang Well & Good đã phỏng vấn thạc sỹ, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Jessica Malaty Rivera và Suzanne Pham – Giám đốc y khoa của đội ứng phó khẩn cấp Covid-19 tại Bệnh viện Weiss Memorial ở Chicago để giải thích rõ hơn về vắc xin Covid-19; đồng thời bác bỏ những quan niệm sai lầm đang được lan truyền hiện nay.
Vắc xin sẽ theo dõi người được tiêm
Quan niệm sai lầm đầu tiên về vắc xin Covid-19 chính là nó sẽ cấy microchip vào người được tiêm để theo dõi. Nhưng thông tin này hoàn toàn vô căn cứ. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 5/2020, Jay Walker – Giám đốc điều hành của Apiject – một công ty sản xuất ống tiêm đã được hỏi về con chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID). Walker giải thích rằng con chip này hoạt động giống như một mã vạch (bar code). Nó là một phần của nhãn dán kiêm tiêm. Và nó cũng không phải là một chất lỏng có thể thêm vào vắc xin. Mã vạch này cũng không chứa bất cứ thông tin cá nhân nào. Nó chỉ giúp đảm bảo rằng các nhân viên y tế sẽ biết rằng vắc xin là thật và vẫn còn hạn sử dụng.
Vắc xin mRNA sẽ thay đổi mã gen
Một trong những quan niệm sai lầm nhất về vắc xin mRNA – công nghệ được sử dụng trong vắc xin Pfizer và Moderna là nó sẽ thay đổi mã gen. Theo thạc sỹ Rivera, AND nhân bản và lưu trữ thông tin di truyền về cấu trúc và các loại protein. Còn RNA chỉ chuyển đổi thông tin di truyền để tạo nên protein.
Vậy vắc xin mRNA hoạt động như thế nào? Vắc xin này sẽ cấy vào cơ thể con người những chuỗi mRNA. Những chuỗi này đã được lập trình sẵn để sản xuất ra mảnh protein được tìm thấy trong xác virus đã chết. Tế bào trong cơ thể con người sẽ tạo ra mảnh protein này. Sau đó, tế bào thể hiện mảnh protein đó trên bề mặt. Hệ miễn dịch của chúng ta nhận ra rằng protein đó không thuộc ở đó. Và rồi, nó bắt đầu tạo dựng phản ứng miễn dịch và tạo ra các kháng thể.
Vắc xin Covid-19 gây vô sinh
Một quan niệm sai lầm khác về vắc xin Covid-19 là nó sẽ gây vô sinh. Tin đồn này bắt nguồn từ một bài viết được đăng trên trang Health and Money News. Bài viết này đã khẳng định vắc xin Pfizer có thể chứa những thành phần có thể khiến cơ thể tấn công một loại protein hỗ trợ sự phát triển của nhau thai. Tuy nhiên, bài viết này lại không có bất cứ số liệu hay dẫn chứng khoa học nào.
Khả năng miễn dịch với virus Covid-19 sẽ phát huy ngay sau khi được tiêm
Theo Suzanne Pham, vắc xin không phát huy tác dụng ngay sau khi được tiêm. Bởi cơ thể chúng ta cần thời gian để phát triển khả năng miễn dịch. Thường là 7 ngày sau mũi tiêm thứ hai. Đối với vắc xin Moderna, khả năng miễn dịch sẽ hình thành sau 14 ngày kể từ mũi tiêm thứ 2. Tỷ lệ thành công của vắc xin này lên đến 94,5%.
Tiếp Thị Gia Đình
Theo: Well & Good