“Giải mã bí ẩn” mùi dưới cánh tay của chúng ta

Các nhà nghiên cứu của Đại học York đã khám phá ra được mùi dưới cánh tay chúng ta liên quan đến một loại enzyme

giải thích mồ hôi và mùi cơ thể

Mùi dưới cánh tay của chúng ta là do các hợp chất lưu huỳnh gây ra (Ảnh: Shutterstock)

Enzyme gây ra mùi khó chịu dưới cánh tay

Các nhà khoa học đã “vén màn” cơ chế bí ẩn đằng sau khả năng sinh ra mùi khó chịu dưới cánh tay. Theo đó, các nhà nghiên cứu của Đại học York đã truy ra được nguồn gốc của mùi này đến từ một loại enzyme do các vi khuẩn dưới cánh tay sinh ra.

Để chứng minh loại enzyme này là “thủ phạm”, các nhà khoa học đã chuyển chúng đến tụ cầu vàng Staphylococcus aureus ở dưới cánh tay. Loại tụ cầu này thông thường không tạo ra mùi cơ thể. Khi cho loại enzyme này kết hợp với tụ cầu vàng thì ngay lập tức chúng tạo ra mùi hôi.

Thực chất, cơ thể con người không tạo ra mùi hôi một cách trực tiếp. Mùi dưới cánh tay, hay còn được biết đến là hợp chất lưu huỳnh, được tiết ra như một sản phẩm phụ khi vi khuẩn ăn các hợp chất khác khi chúng bám trên da.

Vi khuẩn tạo ra loại enzyme này

Trước đó, nhóm nghiên cứu của Đại học York đã phát hiện ra rằng hầu hết các loại vi khuẩn trên da không thể tạo ra thioalcohol. Nhưng các nghiên cứu sau này cho thấy có một loại vi khuẩn chính chịu trách nhiệm sản xuất ra enzyme mùi dưới cánh tay. Đó chính là Staphylococcus hominis. Vi khuẩn này sản xuất ra mùi khó chịu khi chúng ăn một hợp chất không mùi tên là Cys-Gly-3M3SH. Hợp chất này do các tuyến mồ hôi ngoại tiết ở vùng nách tạo ra.

Michelle Rudden – nhà sinh học đến từ Đại học York, Anh quốc cho biết:

“Việc tìm hiểu rõ cấu trúc của enzyme mùi dưới cánh tay này rất quan trọng. Nó cho phép chúng ta xác định phân tử bên trong một số vi khuẩn tạo ra các phân tử mùi. Nghiên cứu này cũng sẽ giúp tạo ra các chất chống mồ hôi và khử mùi cơ thể tốt hơn.”

Staphylococcus hominis và họ hàng gần của nó đã tiến hóa cùng với loài người trong hàng nghìn năm qua. Nhóm vi khuẩn này thậm chí còn được cho đã có trước người hiện đại (Homo sapiens). Các nhà nghiên cứu cho rằng tụ cầu khuẩn này có thể có nguồn gốc từ loài linh trưởng.

Tiếp Thị Gia Đình

Theo: The Guardian

>> Xem thêm: UỐNG NƯỚC THẾ NÀO ĐỂ CẤP ẨM CHO CƠ THỂ TỐT NHẤT?

Đừng bỏ qua