Bạn đã bao giờ thắc mắc, trước khi các loại bột giặt, nước rửa chén và dầu gội đầu hoá học chưa ra đời; ông bà ta đã dùng thứ gì để tắm giặt và giữ gìn vệ sinh một cách hiệu quả? Câu trả lời chính là quả bồ hòn.
Tên khoa học của bồ hòn là sapindus mukorossi, tên tiếng anh là soapnut – nghĩa là hạt xà phòng. Chắc hẳn chỉ cần nghe qua cái tên là bạn đã có thể đoán được công dụng của nó rồi đúng không? Bạn hoàn toàn có thể loại quả này để chế biến thành nước rửa chén; nước giặt quần áo và chất tẩy rửa. Nó vừa bảo vệ da tay, vừa góp phần bảo vệ môi trường.
Giặt quần áo
Nước bồ hòn hoặc bột bồ hòn rất hợp để giặt quần áo trẻ sơ sinh; người mẫn cảm vì nó rất lành tính. Nó còn giúp vải bền lâu hơn. Đặc biệt là đối với vải len, lụa và những loại vải nhuộm màu. Tuy giặt quần áo bằng bồ hòn không có nhiều bọt bằng bột giặt hoá học; nhưng nó vẫn đảm bảo vệ sinh và cực kì an toàn.
Nếu giặt đồ bằng máy, cứ 7 kg đồ thì bạn cho 4 – 5 muỗng canh nước/bột bồ hòn. Còn giặt tay thì bạn cho 3 muỗng canh nước/bột bồ hòn, sau đó qua đêm. Đối với vết bẩn dai dẳng, bạn dùng trái bồ hòn đã luộc chà xát lên vết bẩn rồi giặt bình thường. Ngoài ra, bạn có thể pha bồ hòn với muối hột theo tỷ lệ 1:2 (1 cốc nước bồ hòn và 2 muỗng cà phê muối để quần áo màu không bị loang.
Rửa chén bát
Chỉ cần một thìa canh nước bồ hòn, một cốc nước và một thìa dấm; bạn đã có thể tự tin đánh bay mọi vết dầu mỡ mà không cần lo đến chuyện da tay bị khô; hay các hóa chất có thể gây ung thư còn bám lại trên chén bát ăn hàng ngày.
Gội đầu
Với khả năng chống lại các loại nấm, chàm, bồ hòn được sử dụng rất nhiều trong các sản phẩm dầu gội. Nếu để ý, bạn sẽ thấy một số dòng dầu gội cao cấp hiện này có chứa tinh chất bồ hòn.
Bạn chỉ cần dùng 2 – 3 thìa bồ hòn cho mỗi lần tắm gội, với lượng nước tương đương và một vài giọt tinh dầu nguyên chất mùi yêu thích. Cần lưu ý: chất xà phòng saponin trong bồ hòn cũng có thể làm cay mắt như các loại dầu gội khác trên thị thường!
Vệ sinh nhà cửa
Nước lau nhà bằng bồ hòn sẽ cực kì an toàn đối với những gia đình có em bé. Bạn không phải lo lắng khi bé bò khắp sàn nhà. Ngoài lau sàn thì bạn có thể dùng bồ hòn để lau cửa kính và mặt bếp. Đối với cửa kính, bạn pha nước bồ hòn với nước sạch theo tỷ lệ 1:1 trong bình xịt. Sau đó phun lên mặt kính rồi dùng khăn lau như bình thường.
Đối với mặt bếp, bạn không nên pha mà dùng nước bồ hòn nguyên chất để làm sạch hiệu quả hơn. Bạn cho một ít nước bồ hòn nguyên chất lên mặt bếp để vệ sinh; rồi lau lại với khăn ướt. Nếu vết bẩn cứng đầu thì bạn nên thực hiện 2 – 3 lần. Ngoài ra, bạn có thể dùng bồ hòn để làm sạch, tẩy mùi trong nhà tắm.
Những công dụng khác của hạt bồ hòn
Hạt bồ hòn có màu đen, mịn có thể phơi khô, dùng sâu thành tràng hạt cho nhà sư; hay làm nguyên liệu chế saponozit dùng trong ngành công nghiệp phim ảnh và giấy, nhuộm mạ kim loại.
Ngoài ra, có tài liệu ghi lại tác dụng của bồ hòn còn giúp chữa ho, tiêu đờm. Nhân của hạt ăn được, có thể chữa sâu răng, trị hôi miệng.
Tiếp Thị Gia Đình