Kit xét nghiệm SARS-CoV-2 của Việt Nam
Bộ kit xét nghiệm SARS-CoV-2 của Việt Nam do Học viện Quân y chủ trì, phối hợp cùng Công ty cổ phần công nghệ Việt Á để thực hiện. Bộ Khoa học và Công nghệ là đơn vị cấp chi phí thực hiện. Hai loại kit trong bộ này sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử (RT-PCR và real-time RT-PCR). Sau một tháng, Học viện Quân y và Công ty Việt Á đã hoàn thiện quy trình công nghệ chế tạo. Khi sản xuất thành công, Vụ Hợp tác quốc tế của Bộ Khoa học và Công nghệ đã thông báo đến các nước ASEAN. Nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đã đặt mua nhằm đối phó với dịch Covid-19.
Năng lực sản xuất của Công ty Việt Á hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu trong nước lẫn xuất khẩu ra quốc tế. Với khoảng 10,000 bộ kit xét nghiệm SARS-CoV-2/ngày. Khi cần huy động công ty có thể tăng công suất lên 3 lần.
Bộ kit này có thể sàng lọc các ca nghi nhiễm SARS-CoV-2 trong vòng 2 tiếng. Bao gồm thời gian lấy mẫu, xử lý mẫu và chạy máy. Giá khoảng 500,000 đồng/bộ. Mỗi bộ có 50 test thử.
Công ty Việt Á cho biết, có 20 quốc gia đang đàm phán mua bộ kit này. Trong đó có Iran, Phần Lan, Malaysia và Ukraine. Iran đặt 4,000 bộ. Ukraine đặt 300 bộ, nhưng trước mắt chuyển trước 2 bộ kit xét nghiệm SARS-CoV-2. Còn ở trong nước, Hà Nội đã đặt 4,000 bộ để xét nghiệm và hỗ trợ cho Ý.
Giải thích về việc Việt Nam đặt hàng từ Hàn Quốc
Trước đó vào ngày 14/3, tại cuộc làm việc với đại sứ Hàn Quốc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã đề nghị phía Hàn Quốc hỗ trợ bộ test kit xét nghiệm SARS-CoV-2. Tuy nhiên, Việt Nam hiện đã tự sản xuất được test kit. Nguồn cung cũng hoàn toàn đủ nếu có nhu cầu xét nghiệm rộng hơn.
Ngoài ra, bộ kit xét nghiệm SARS-CoV-2 của Hàn Quốc dựa trên phản ứng kháng nguyên kháng thể trong mẫu máu. Cho kết quả rất nhanh, chỉ trong 15 phút. Phương thức sử dụng cũng rất đơn giản. Nhưng kết quả dương tính giả rất cao. Bộ kit này chỉ hiệu quả khi số ca nghi nhiễm quá lớn; cần xét nghiệm rất nhiều người trong thời gian càng ngắn càng tốt để phân loại và khoanh vùng dập dịch.
Trong khi đó, bộ kit xét nghiệm SARS-CoV-2 của Việt Nam sử dụng phương pháp real-time RT-PCR. Phương pháp này được WHO coi là “công nghệ vàng” và khuyến khích áp dụng. Bởi nó cho ra kết quả chính xác hơn.
Tiếp Thị Gia Đình