Nếu bạn không tin, hãy đặt câu hỏi cho các chuyên gia dinh dưỡng: “Ăn đậu nành có lợi hay hại?”. Bạn sẽ nhận được hàng tá phản hồi khác nhau. Một số người cho rằng chúng có tác động tiêu cực đến mức độ hormone của nam giới. Đồng thời, làm tăng nguy cơ ung thư vú ở nữ giới. Tuy nhiên, số khác lại chỉ ra rằng, nó có khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch. Và tăng khả năng sinh sản và kiểm soát mức cholesterol.
Vậy đậu nành có hại cho sức khỏe của bạn không? Nên ăn bao nhiêu mỗi ngày? Hãy tìm hiểu về mọi thông tin xung quanh nó để có câu trả lời chính xác.
Đậu nành là gì?
Đậu nành là một loại đậu có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều dạng khác nhau. Chẳng hạn như sữa đậu nành và đậu phụ. Nó cũng thường được lên men để sản xuất tempeh. Hoặc nước tương và miso (một loại gia vị truyền thống của Nhật Bản).
Bên cạnh đó, đậu nành còn được sử dụng để làm thành nhiều loại thực phẩm chế biến. Bao gồm thực phẩm thay thế thịt thuần chay, sữa chua và phô mai không có sữa. Các hợp chất như lecithin và protein của chúng cũng được thêm vào nhiều loại thực phẩm và thuốc.
Lợi ích sức khỏe từ đậu nành
Đậu nành chứa một số hợp chất đã được chứng minh có lợi cho sức khỏe gồm isoflavone, sterol thực vật, prebiotic,… Nhờ đó, nó:
Giúp giảm cholesterol, tăng cường sức khỏe tim mạch
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ăn các thực phẩm từ loại đậu này làm giảm cholesterol xấu và cholesterol toàn phần. Trong khi cholesterol tốt tăng lên. Cụ thể, mỗi 47g đậu sẽ giúp giảm 9,3% tổng lượng cholesterol và 13% lượng cholesterol xấu.
Cải thiện khả năng sinh sản
Nếu bạn đang cố gắng thụ thai tự nhiên hoặc bằng các phương pháp điều trị hiếm muộn, hãy tăng cường đậu nành vào trong khẩu phần ăn. Bởi lẽ, loại đậu này giúp tăng tỷ lệ mang thai.
Trong một nghiên cứu ở 36 phụ nữ không có kinh nguyệt trong 6 tháng. Những người dùng 6g bột đậu nành đen mỗi ngày có tỷ lệ rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt cao hơn so với người không dùng. Một nghiên cứu khác trên 200 phụ nữ điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cho thấy, những người dùng 1.500mg tinh chất mầm của loại đậu này mỗi ngày. Họ sẽ có tỷ lệ cấy thành công và mang thai cao hơn so với những người không dùng.
Giảm các triệu chứng mãn kinh
Isoflavone là một nhóm phytoestrogen được tìm thấy trong đậu nành. Nó hoạt động như estrogen trong cơ thể. Nồng độ estrogen thường giảm đi trong thời kỳ mãn kinh. Dẫn đến các triệu chứng như da khô hơn, ham muốn giảm, rối loạn kinh nguyệt… Vì hoạt động như một estrogen tự nhiên. Thế nên loại đậu này sẽ rất hiệu quả trong việc giúp giảm các triệu chứng này. Nó giúp làm tăng nồng độ estrogen ở phụ nữ sau mãn kinh lên 14%.
Ảnh hưởng tiêu cực (có thể có) đối với sức khỏe
Bên cạnh nhiều lợi ích, loại đậu này cũng tiềm ẩn một vài tác dụng phụ và rủi ro đang cần được xem xét như:
Làm tăng nguy cơ ung thư vú
Vì chứa isoflavone và hoạt động như estrogen trong cơ thể và các tế bào ung thư vú lại cần estrogen để phát triển. Thế nên nhiều người khẳng định chúng làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Tuy nhiên, một nghiên cứu trên phụ nữ ở phương Tây lại cho thấy đậu nành không hề ảnh hưởng tới nguy cơ phát triển căn bệnh này. Trái lại, nó còn giúp kéo dài tuổi thọ cho các bệnh nhân được chẩn đoán ung thư vú.
Tác động đến chức năng tuyến giáp
Trước đây, các bệnh nhân bị suy giáp được khuyên hạn chế ăn đậu nành vì nó ngăn chặn sự hấp thụ iốt. Song hiện tại, đã có nghiên cứu chứng minh chúng hầu như không ảnh hưởng.
Ảnh hưởng nội tiết tố sinh dục nam
Không ít hiểu lầm cho rằng đậu nành làm suy giảm chức năng sinh lý ở nam giới. Tuy nhiên, các nghiên cứu lại không chỉ ra được tác động tiêu cực đối với việc sản xuất testosterone. Ngược lại, nó còn làm giảm nguy cơ tuyến tiền liệt ở nam giới.
Hầu hết đậu nành có chứa GMO
Rất nhiều cây đậu nành được biến đổi gene. Trong khi đó, các loại thực phẩm biến đổi gene (GMO) thường có liên quan đến mối nguy về sức khỏe như kháng kháng sinh và dị ứng. Thế nên, bạn hãy chọn sản phẩm từ hữu cơ. Để đảm bảo chúng được sản xuất từ cây trồng không biến đổi gene.
Kết luận
Đậu nành là thực vật mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các nhà nghiên cứu vẫn không ngừng tìm hiểu về rủi ro nếu có của nó. Trong lúc chờ đợi cuộc tranh cãi đi đến hồi kết, bạn hãy thêm chúng vào thực đơn hằng ngày, nhưng đừng ăn quá nhiều. Tối đa 70g/ngày. Đồng thời, cố gắng chọn loại đậu không biến đổi gene nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của nó với sức khỏe và tối đa hóa lợi ích tiềm năng từ chúng nhé!
Bài: Hạ Vũ
Tiếp Thị Gia Đình