Bánh Trung thu không phải thích hợp với tất cả mọi người; dù nó có ngon đi chăng nữa. Vậy ai không nên ăn bánh trung thu để đảm bảo sức khỏe?
Người thừa cân béo phì
Tuy thiếu đi món bánh truyền thống này thì mùa trung thu sẽ không còn trọn vẹn nữa; nhưng ai không nên ăn bánh trung thu? Đó là những người đang gặp vấn đề trong việc kiểm soát cân nặng.
Nguyên nhân là hàm lượng dinh dưỡng mà một chiếc bánh trung thu đem lại là rất cao. Một chiếc bánh trung thu nướng thập cẩm 2 trứng (200g) có chứa trung bình 30–40g chất béo, 800–1000 calo. Nếu bạn ăn hết một chiếc bánh trung thu này đồng nghĩa với việc bạn vừa ăn một bữa cơm chính có đầy đủ thịt, cá,…
Bánh trung thu dẻo cũng “lợi hại” không kém. Chỉ cần ăn hết một chiếc bánh dẻo nhân thập cẩm 1 trứng (180g); thì đồng nghĩa với việc bạn vừa đưa khoảng 600–700 calo vào cơ thể rồi đấy!
Lượng chất béo và đường trong bánh trung thu rất lớn; chủ yếu đến từ nguyên liệu bột, bơ, mỡ, đường, đậu, hạt sen,… Vì thế, nếu muốn cải thiện vóc dáng; và giảm thiểu các nguy cơ bệnh tật do thừa cân thì bạn hãy tránh xa những chiếc bánh trung thu nhé!
Người mắc bệnh tiểu đường
Bánh trung thu không được khuyến khích trong thực đơn của người mắc bệnh tiểu đường. Khi ăn quá nhiều bánh trung thu; lượng đường trong máu sẽ tăng, lượng chất béo hấp thu vào cơ thể cũng nhiều. Ăn quá nhiều bánh trung thu cũng có thể khiến bệnh xơ vữa động mạch trở tồi tệ hơn; thậm chí là gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Một số hãng sản xuất bánh trung thu đã sử dụng đường không năng lượng Isomalt. Đây là loại đường được chế biến hoàn toàn từ củ cải, có năng lượng thấp (2 kcal/g); vị ngọt của nó tinh khiết như đường bình thường, nhưng độ ngọt chỉ bằng một nửa. Nếu sử dụng bánh trung thu được làm từ đường Isomalt trong quá trình sản xuất sẽ rất an toàn cho sức khỏe; với điều kiện là nguyên liệu phải có nguồn gốc xuất xứ, an toàn và theo quy chuẩn của y tế.
Dẫu thị trường có những loại bánh dành riêng cho những người bị huyết áp; tiểu đường, béo phì… nhưng không phải vì thế mà mọi người có thể ăn thoải mái. Đường Isomalt là sản phẩm ăn kiêng dành cho người tiểu đường, thừa cân béo phì.
Tuy nhiên, bản chất bánh trung thu vẫn sử dụng nhiều tinh bột; mà tinh bột thì có chỉ số đường huyết rất cao. Vì thế chỉ nên sử dụng ở mức độ vừa phải, chứ không nên lạm dụng.
Người bị dị ứng, nổi mụn
Hạn chế ăn bánh trung thu là nguyên tắc mà những người hay gặp các vấn đề về da và mụn trứng cá cần tuân thủ. Độ ngọt cao và lượng chất béo lớn trong loại bánh này sẽ kích thích quá trình tiết bã nhờn, làm da xấu hơn.
Người có vấn đề về thận và túi mật
Ai không nên ăn bánh trung thu nữa nhỉ? Những người mắc các bệnh như viêm túi mật, sỏi mật, viêm dạ dày, cao huyết áp, cholesterol cao, bệnh nhân tim mạch… không nên ăn bánh trung thu. Thậm chí với các loại bánh quá ngọt hay có đậu phộng, các loại hạt khi ăn quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho chức năng lưu thông máu, làm mệt tim thậm chí gây nhồi máu cơ tim.
Những loại bánh trung thu nhân mặn như thập cảm, gà quay, lạp xưởng, trứng muối… không thích hợp cho những ai viêm thận vì nồng độ muối cao. Ăn mặn làm tuần hoàn máu tăng sẽ buộc thận phải làm việc nhiều hơn, dẫn tới suy thận.
Người bị viêm loét dạ dày và tá tràng
Hàm lượng chất béo trong bánh trung thu khá cao đòi hỏi hệ thống tiêu hóa phải sinh nhiệt; và sản xuất lượng axit lớn. Với những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng; đây thật sự là một tin không hay. Việc axit trong dạ dày tăng cao sẽ làm cho vết viêm; loét ở niêm mạc dạ dày trầm trọng hơn, khiến việc chữa trị càng trở nên khó khăn.
Bên cạnh đó, theo Đông y, thành phần đậu xanh trong bánh trung thu có tính hàn; nên sẽ khiến dạ dày bị lạnh. Từ đó làm gia tăng những cơn đau vùng bụng.
Phụ nữ có thai
Còn ai không nên ăn bánh trung thu nữa? Phụ nữ mang thai cần tránh ăn bánh trung thu bởi trong bánh có nhiều dưỡng chất không tốt cho mẹ bầu. Hơn nữa, bánh lại chứa nhiều đường chủ yếu ở dạng hấp thu nhanh; nên rất dễ gây tăng đường máu. Hàm lượng cholesterol quá nhiều trong bánh không những gây tác động xấu đến bệnh tăng lipid máu; tim mạch và tiểu đường mà còn có thể ảnh hưởng tới thai nhi.
Ngoài ra các nguyên liệu chế biến bánh phần lớn đã qua chế biến hoặc sơ chế nên hàm lượng các vitamin, khoáng chất vô cùng thấp. Khi hàm lượng năng lượng cao, hàm lượng khoáng chất vitamin thấp. Nếu bạn sử dụng bánh quá nhiều sẽ dẫn tới nguy cơ thừa cân, béo phì và cộng thêm lượng cholesterol từ mỡ và thịt khoảng 800–900 mg (gấp ba lần ngưỡng cho phép trong ngày). Các mẹ bầu nên cẩn thận khi ăn bánh để bảo vệ cho mẹ và bé. ai không nên ăn bánh trung thu
Bài: A.V
Tiếp Thị Gia Đình