Nishikawa Phạm Hương là nữ doanh nhân Việt thành công tại Nhật Bản. Chị là Giám đốc định hướng tài chính (CFO) khu vực Đông Nam Á; của công ty Monomaru Corporation – một trong 6 công ty chính của tập đoàn Maruko và Monomaru Nhật Bản. Trước đây, trong những lần công tác ở Việt Nam; Nishikawa Phạm Hương từng chia sẻ nhiều về công việc; về mong muốn tạo ra nhiều cơ hội thúc đẩy hợp tác giao thương bền chặt giữa Việt Nam và Nhật Bản. Tuy nhiên, chưa lần nào chị kể về cuộc sống cá nhân, gia đình; và những nỗ lực thích nghi văn hóa xứ sở mặt trời mọc. TTGĐ vinh hạnh là nơi được chị lần đầu chia sẻ.
Học được tính kỷ luật, trách nhiệm và giữ lời hứa
Làm dâu trong gia đình người Nhật và sống tại Nhật; điều đó có khó khăn với một phụ nữ thuần Việt?
Ở đâu cũng vậy, nhập gia thì tùy tục. Ban đầu tôi mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu; học văn hóa của người Nhật trong đời sống hàng ngày, trong gia đình, trong công sở… Nhưng may mắn là tôi nắm bắt cũng khá nhanh. Một phần cũng vì văn hóa Nhật có nhiều nét tương đồng; không hẳn là hoàn toàn khác biệt, xa lạ với văn hóa Việt. Từ đó tôi thích nghi cũng nhanh và không cảm thấy khó khăn gì nhiều.
Chị Nishikawa Phạm Hương có bị sốc văn hóa khi chứng kiến những khác biệt giữa Việt Nam và Nhật Bản không?
Tôi không bị sốc có lẽ vì vẫn nhìn thấy chút gì đó tương đồng với văn hóa Việt. Tuy nhiên, văn hóa Nhật lại có phần lễ giáo hơn, kiểu cách hơn một chút.
Tôi cứ sống hòa nhập với mọi người và mọi thứ quen dần; thấm dần vào mình lúc nào không hay. Nhiều người Nhật từng chia sẻ rằng khi họ tiếp xúc với tôi; nếu tôi không nói tiếng Việt thì họ cũng không nghĩ tôi là một người nước ngoài. (Cười)
Trong quá trình làm quen, học hỏi và tiếp thu văn hóa Nhật; đâu là cái hay nhất mà bản thân chị đã rút tỉa được?
Đối với cá nhân mình, tôi thấy tính kỷ luật; làm việc trách nhiệm cao và giữ gìn lời hứa là điều hay nhất; mà tôi học được cũng như rèn luyện được cho mình. Tôi nghĩ bất kỳ người nào khi đến sinh sống và làm việc ở Nhật Bản; họ đều phải thay đổi như thế. Vì nếu không, bạn không thể thích nghi ở đây được.
Nhiều người vẫn thường nghĩ văn hóa Nhật bảo thủ và phong kiến còn hơn Việt Nam. Người phụ nữ trong gia đình Nhật thường không có tiếng nói. Sự thật có phải thế không?
Theo tôi, đây là cách suy nghĩ trên phim ảnh thì đúng hơn. Hoặc là suy nghĩ từ các thế hệ xưa. Sự phong kiến ở Nhật tập trung nhiều vào phần lễ giáo, phép tắc; chứ không phải yếu tố trọng nam khinh nữ hay coi nhẹ người phụ nữ.
Ví dụ như có ai đó giúp đỡ mình dù là chuyện rất nhỏ nhặt; người Nhật vẫn sẽ bày tỏ lòng cảm ơn vô cùng sâu sắc và chân thành. Bản thân người giúp đỡ cũng cảm thấy được khích lệ; và ý thức mình cần làm nhiều hơn thế.
Còn về vấn đề người phụ nữ trong gia đình Nhật thường không có tiếng nói; điều này phụ thuộc vào từng người phụ nữ. Người phụ nữ nếu có học thức cao, tư duy hiểu biết tốt, đóng góp vào gia đình; thì họ vẫn khẳng định vị trí, có tiếng nói và lời nói vẫn có trọng lượng.
Ông xã là người chồng cởi mở, người cha gương mẫu
Xin chị chia sẻ đôi chút về ông xã người Nhật của mình. Anh ấy là người chồng, người cha như thế nào?
Ông xã tôi là một người đàn ông Nhật có tư tưởng khá cởi mở. Tuy anh sống rất nguyên tắc, nghiêm khắc trong công việc; nhưng anh không hành xử hà khắc, áp đặt trong gia đình. Ngày xưa bà nội tôi rất là khó; rất nghiêm nên tôi ít nhiều bị ảnh hưởng. Thành thử đôi lúc tôi nghĩ mình còn “phong kiến” hơn cả anh ấy. (Cười)
Anh là một người cha gương mẫu. Dù bận đến mấy anh vẫn dành thời gian cho con. Anh từng tâm sự với tôi như thế này: “Anh chỉ có khoảng 10 năm đầu để gần gũi với con; và âu yếm được con thôi. Nên anh phải tận dụng tất cả thời gian và cơ hội”.
Trẻ con ở Nhật sẽ tự lập rất sớm; và rời xa cha mẹ khi chúng gần đến tuổi trưởng thành. Tôi hoàn toàn đồng ý vì mình cũng không thể làm gì khác được. Cả nước Nhật đều như thế. Và tôi nghĩ điều này rất tốt. Con cái nên có sự tự lập sớm để biết sống trách nhiệm hơn; biết cố gắng cho tương lai của mình. Chính việc ý thức phải tiến bộ hơn mỗi ngày của từng cá nhân; mà xã hội Nhật mới phát triển như thế.
Sống ở Nhật, chị đã rất sẵn lòng thay đổi để thích nghi với văn hóa của chồng. Thế thì ngược lại, anh ấy có quan tâm đến văn hóa người Việt?
Mặc dù sống ở Nhật, nhưng tôi vẫn nhận thấy sự thay đổi của ông xã để thích nghi với vợ. Bản thân anh ấy cũng cố gắng học để hiểu biết hơn về tôi; về tính cách, thói quen bắt nguồn từ văn hóa Việt. Đã là vợ chồng, cả hai sẽ cùng nhau thay đổi để tương thích.
Được biết chị có 1 con trai, vậy chị có thể chia sẻ một chút về bé được không?
Tôi rút kinh nghiệm từ những người bạn sống tại Nhật; là con của họ không biết nói tiếng Việt, chỉ thích nói tiếng Nhật thôi. Tôi ý thức dạy con giữ gìn; duy trì thói quen giao tiếp tiếng Việt với mình ngay từ rất sớm.
Tôi cho bé học cùng lúc 3 ngôn ngữ Anh, Việt và Nhật từ rất sớm. Thế nên giờ cháu nói tốt cả 3 thứ tiếng. Tôi tin đây là hành trang tốt cho bé trong tương lai.
Nhìn lại chính mình là cách lắng đọng bản thân
Nhật Bản nổi tiếng với nhiều liệu pháp làm đẹp hiệu quả. Chị có áp dụng bí quyết nào của Nhật để giữ gìn sức đẹp cho mình?
Đúng là Nhật Bản có nhiều liệu pháp làm đẹp; và trẻ hóa một cách an toàn và hiệu quả. Người Nhật không làm đẹp bằng mọi cách, không làm đẹp bất chấp. Họ không theo trào lưu phẫu thuật thẩm mỹ. Với người Nhật, vẻ đẹp thần thái mới là vẻ đẹp ấn tượng nhất. Thế nên họ chỉ tập trung làm sao để trẻ hơn và khỏe hơn.
Tôi cũng đã học và áp dụng nhiều phương pháp của người Nhật; để giữ gìn sức khỏe và sắc đẹp cho mình. Hiện tôi đang áp dụng phương pháp tế bào gốc và thấy nó rất hiệu quả.
Việc giữ gìn vóc dáng với chị có khó khăn không khi Nhật Bản có nền ẩm thực vô cùng phong phú và đa dạng món ngon?
Quả thật là ở Nhật rất nhiều món ăn ngon. Nếu ai mà yêu thích ẩm thực thì nơi đây như chốn thiên đường. Tôi luôn phải cân đối khẩu phần ăn của mình hàng ngày; kết hợp tập thể dục và cân đối các hoạt động sinh hoạt trong ngày sao cho khoa học nhất.
Bản thân tôi cũng làm việc trong lĩnh vực y khoa; nên luôn có các bác sĩ riêng để theo dõi, kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
Đảm nhiệm vị trí cao trong công ty, vừa chăm sóc gia đình nhỏ; vậy chị còn thời gian cho bản thân mình không?
Tôi luôn phải cân đối mọi việc để làm sao mình có thể chu toàn mọi thứ. Theo tôi, cuộc đời không phải chỉ quay cuồng với công việc. Công việc có thể sắp xếp người làm thay; nhưng chăm sóc gia đình, con cái thì không ai có thể thay thế được mình.
Chị thường làm gì để lắng đọng bản thân mình mỗi ngày?
Tôi không biết bây giờ còn nhiều người giữ thói quen như tôi không. Đó là viết nhật ký mỗi ngày, hoặc viết ra các kế hoạch, dự định bản thân. Đôi lúc không viết gì, tôi mở ra đọc lại những gì mình đã viết. Đây cũng là cách nhìn lại xem mình đã làm được gì; chưa làm được gì cũng như đã cảm xúc, suy nghĩ những gì trước đây.
Cách lắng đọng bản thân là nhìn lại chính mình. Guồng quay cuộc sống hối hả; đôi khi chúng ta quên mất chính mình. Thậm chí chính mình đã thay đổi mà không hề nhận ra.
Ngoài ra, tôi có sở thích mỗi khi rảnh rỗi là tìm hiểu, nghiên cứu; bổ sung kiến thức về lĩnh vực mà mình quan tâm.
Nhiều người phụ nữ quên đi bản thân; sẵn sàng hy sinh bản thân để lo cho chồng con. Liệu như vậy có bất công?
Tôi nghĩ không nên dùng từ bất công. Đó là trách nhiệm và là niềm vui của người phụ nữ; khi được lo lắng cho gia đình. Phụ nữ, ai cũng muốn được hy sinh cho những người mình thương yêu; và đặc biệt là con cái. Tuy nhiên, phụ nữ đừng cố gắng làm hết mọi việc; làm hộ phần của người đàn ông. Vì người đàn ông cũng có nhu cầu thể hiện sự quan tâm; tầm quan trọng của mình với gia đình, với vợ.
Cảm ơn chị đã dành thời gian chia sẻ. Chúc gia đình chị ngày càng hạnh phúc.
Thông tin thêm
Nishikawa Phạm Hương tên thật là Phạm Thanh Hương. Chị là Á hậu 1 – Hoa hậu Doanh nhân Hoàn Vũ tại Nhật Bản năm 2018.
Nishikawa Phạm Hương là gương mặt Việt được giới thời trang Kimono Nhật Bản đánh giá cao. Cô cũng là gương mặt đại diện cho một số thương hiệu của Nhật Bản.
Sự năng nổ, nhiệt tình trong đối ngoại cùng sự bản lĩnh trên thương trường đã giúp chị ghi dấu ấn trong lòng cộng đồng doanh nghiệp Nhật. Nishikawa Phạm Hương vinh dự được giao nhiệm vụ phụ trách công tác xúc tiến Thương mại giữa các Hiệp hội kinh tế tại Nhật Bản với các Hiệp hội kinh tế nước ngoài, đặc biệt là Việt Nam.
Bài: Công Trung
Ảnh: Bảo Lê
Makeup: Chiêu Nguyễn
Tiếp Thị Gia Đình
Nishikawa Phạm Hương, Nishikawa Phạm Hương, Nishikawa Phạm Hương; Nishikawa Phạm Hương