Theo báo cáo từ bệnh viện Nhi Đồng 1, mỗi ngày đơn vị tiếp nhận gần 5.000 bệnh nhi đến khám; phần lớn liên quan đến các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới; viêm phổi và tiểu phế quản. Tại bệnh viện Nhi Đồng 2, số trẻ đến khám và nhập viện trong những ngày qua; cũng tăng lên đáng kể, từ 10–15% so với tháng trước. Sốc nhiệt
Nguyên nhân được các bác sĩ lý giải là do dưới tác động của nắng nóng và tia cực tím; sức đề kháng của trẻ em giảm dần. Điều này khiến bé dễ thiếu nước dẫn đến rối loạn điện giải; do bài tiết mồ hôi nhiều hơn, đặc biệt các bệnh lý đường hô hấp như viêm phổi.
Mùa hè đã đến và chúng ta sẽ phải đối diện thường xuyên hơn với chứng sốc nhiệt. Sốc nhiệt nghe qua cứ tưởng chỉ là một hiện tượng bình thường. Nhưng thực tế thì không đơn giản như vậy. Vào những năm trước; đã có rất nhiều bệnh nhân sốc nhiệt bị tử vong trước khi xe cấp cứu đến.
Dấu hiệu của sốc nhiệt
Sốc nhiệt là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể trên 40 độ C; và kèm theo rối loạn chức năng thần kinh như rối loạn ý thức, hôn mê, co giật.
Sốc nhiệt có thể hay gặp ở người già, người có cơ thể suy nhược, trẻ em; người có bệnh tim mạch, bệnh thần kinh hay các rối loạn nội tiết. Ở người trẻ khỏe mạnh với hệ điều hòa nhiệt độ bình thường; có thể gặp sốc nhiệt do phơi nhiễm với nhiệt độ môi trường tăng cao; và do sự sinh nhiệt lúc thể dục, gắng sức.
Khi bị sốc nhiệt, tình trạng toát mồ hôi hiện diện trong một nửa các trường hợp; của say nóng lúc hoạt động. Các dấu hiệu sớm gồm mệt, đau đầu, khó thở, đỏ mặt, nôn mửa. Ngoài ra còn có thể bị các biểu hiện rõ; như rối loạn tim mạch, rối loạn hô hấp, rối loạn thần kinh trung ương…
Sơ cứu đúng cách để tránh biến chứng nguy hiểm
Khi bị sốc nhiệt, cần xử trí đúng và ngay lập tức; sẽ giúp nạn nhân thoát khỏi nguy hiểm. Trước hết là đưa bệnh nhân ra khỏi môi trường nóng; cởi bỏ bớt quần áo và chuyển tới nơi bóng râm.
Kế đến là làm mát ngay tức thì; và hỗ trợ suy chức năng cơ quan bằng cách phủ khăn mát; hay vẩy nước mát lên người nạn nhân. Bạn nên đặt các túi chườm đá vào vùng bẹn, nách, cổ; và bật quạt cho thoáng khí. Sau đó cho bệnh nhân uống nước mát; hoặc các loại đồ uống không có cồn và caffein khác nếu họ có thể uống được.
Những trường hợp bị sốc nhiệt nặng thường sốt rất cao, chóng mặt, ngất xỉu; lú lẫn hoặc nặng hơn là co giật, thở nhanh, khó thở, hôn mê, trụy tim… cần cấp cứu kịp thời để tránh nguy hiểm tính mạng.
Làm sao để phòng tránh hiện tượng sốc nhiệt?
Sốc nhiệt hoàn toàn có thể phòng tránh được. Cụ thể, mỗi cá nhân đều phải tự rèn luyện để thích nghi với nóng; lập thời gian làm việc hoặc luyện tập thể lực vào lúc mát trong ngày; giảm bớt công việc vào lúc thời tiết quá nóng.
Cần hạn chế tiếp xúc ánh nắng từ 11 giờ sáng đến 15 giờ chiều. Bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể bằng nước lọc; các loại nước ép trái cây, tránh xa các loại đồ uống có cồn. Luôn giữ cơ thể mát mẻ bằng cách mặc trang phục rộng rãi, nhẹ và sáng màu.
Những ngày nắng nóng, khi đi trên đường dưới ánh nắng chói chang; mồ hôi đầm đìa, bất cứ ai cũng muốn dừng lại để vào chỗ có điều hòa mát mẻ. Tuy nhiên, nếu đang đi ở trong nhiệt độ 34–35oC; mà bước vào khu vực có nhiệt độ 20–22oC sẽ rất nguy hiểm. Giải pháp là dừng lại 5–10 phút đứng ở bóng râm; cho ngừng tiết mồ hôi rồi mới bước vào phòng có điều hòa.
“Điểm danh” 6 bệnh lý mùa nắng nóng
Phù do nhiệt: biểu hiện của bệnh lý này là phù ở phần thấp cơ thể như ở mắt cá, bàn chân.
Phát ban do nhiệt: xuất hiện nổi mẩn ngứa, mề đay.
Chuột rút do nhiệt.
Ngất xỉu do nhiệt: thường gặp ở những người đi du lịch trong mùa hè; phải đi ngoài nắng, leo núi, di chuyển nhiều… gây ra tình trạng mất muối và nước; từ đó làm nước trong lòng mạch máu giảm đi, làm giảm huyết áp; đặc biệt ở tư thế đứng làm giảm lưu lượng máu lên não gây triệu chứng ngất xỉu.
Kiệt sức do nhiệt: biểu hiện không chỉ là ngất xỉu thông thường; mà kèm theo các dấu hiệu của triệu chứng thần kinh như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn ói…
Sốc nhiệt (đột quỵ do nhiệt): là loại bệnh có tỷ lệ tử vong tương đương với đột quỵ do tim hay đột quỵ do não. Nguyên nhân là do bị mất muối và nước kéo dài đi kèm sự quá tải khả năng hoạt động của trung tâm điều nhiệt.
Bài: A.V
Tiếp Thị Gia Đình