Tỉ lệ sỏi thận tăng vọt trong mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng kéo dài làm cơ thể ra mồ hôi và dễ bị mất nước - một trong những lý do chủ yếu khiến số ca mắc bệnh sỏi thận bất ngờ tăng cao trong những ngày gần đây

Một công bố tại bệnh viện Nhi đồng Philadelphia; đã tìm thấy mối liên hệ giữa số ngày nắng nóng và bệnh sỏi thận. Mối liên hệ được phát hiện qua nghiên cứu hồ sơ bệnh án của 60.000 bệnh nhân; bao gồm cả người lớn và trẻ em bị sỏi thận từ năm 2005 đến 2011; tại 5 thành phố lớn ở nước Mỹ là Atlanta, Chicago, Dallas, Los Angeles và Philadelphia.

“Chúng tôi thấy rằng khi nhiệt độ trung bình tăng lên; thì tỷ lệ bệnh nhân nhập viện vì sỏi thận trong 20 ngày tiếp sau đó cũng tăng theo”, Gregory Tasian; Trưởng nhóm nghiên cứu, đồng thời là bác sĩ chuyên khoa tiết niệu nhi tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia, cho biết.

Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra, khi nhiệt độ cao thêm 5–7 độ C; sẽ làm tăng 30% các vấn đề liên quan đến sỏi thận. Nhiệt độ trong mùa hè tăng cao khiến cơ thể mất nước; dẫn đến nước tiểu đặc hơn, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.

Giải thích thêm về hiện tượng này, bác sĩ Nguyễn Sơn Lâm; chuyên khoa Thận – Tiết niệu tại phòng khám Jio Health; đã có buổi chia sẻ với TTGĐ. Theo bác sĩ, với thời tiết mùa hè nắng nóng; chúng ta cần hiểu rõ về bệnh sỏi thận để có biện pháp phòng ngừa và điều trị đúng đắn.

Bác sĩ Nguyễn Sơn Lâm chuyên khoa Thận – Tiết niệu tại phòng khám Jio Health

BỆNH SỎI THẬN LÀ GÌ?

Sỏi thận là những tinh thể rắn, có thể nhỏ hoặc lớn đến vài cm; hình thành trong thận từ canxi và các chất khoáng khác lắng đọng trong nước tiểu. Quá trình này được gọi là quá trình tạo sỏi thận. Những viên sỏi lớn có thể lấp đầy bể thận; các ống mang nước tiểu từ thận đến bàng quang; và gây ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiết niệu.

Đây là bệnh khiến người mắc phải cảm thấy đau đớn; và gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Đồng thời bệnh để lại biến chứng nặng nề; như thận ứ nước, nhiễm trùng, suy thận, thậm chí có thể tử vong; và dễ tái phát sau khi can thiệp điều trị.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA?

Những viên sỏi có thể hình thành nếu nước tiểu có chứa quá nhiều các hóa chất nhất định; chẳng hạn như canxi, axit uric, phosphate… Trong đó, 85% sỏi thận được hình thành từ canxi.

Chế độ ăn uống có lượng đạm (protein) cao; và uống quá ít nước có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Đối với người làm việc trong văn phòng; thói quen nhịn tiểu thường xuyên cũng làm tăng khả năng tạo sỏi trong thận. Những người béo phì, ăn quá nhiều muối hoặc đường; gia đình có tiền sử bệnh sỏi thận cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.

Ở những nơi có khí hậu nắng nóng như Việt Nam, cơ thể rất dễ đổ mồ hôi. Lượng nước trong người cũng theo đó mà thoát ra ngoài; khiến cơ thể có khuynh hướng mất nước. Canxi và các chất khoáng khác trong nước tiểu theo đó dễ lắng đọng hơn; tăng nguy cơ hình thành sỏi trong thận. Như vậy có thể phần nào giải thích tình trạng số ca sỏi thận tăng cao hơn khi nhiệt độ ngoài trời tăng lên.

sỏi thận

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT?

Tuy bệnh gây đau đớn và nguy hiểm đến tính mạng; nhưng người mắc sỏi thận thường chỉ phát hiện khi những viên sỏi lớn lên; và gây tắc nghẽn niệu quản. Các triệu chứng thường gặp nhất là khó tiểu, tiểu gắt, bụng đau quặn dữ dội; cơn đau di chuyển từ phía sườn đến bụng dưới, bàng quang hoặc cơ quan sinh dục.

Thậm chí rất nhiều bệnh nhân tìm đến bác sĩ khi bệnh đã tiến triển nặng; cùng tình trạng nôn mửa, đau thắt thận nghiêm trọng, tiểu ra máu…

XÉT NGHIỆM GÌ ĐỂ CHẨN ĐOÁN?

Để phát hiện sỏi thận, bác sĩ có thể dựa vào tiền sử bệnh của các thành viên trong gia đình; kết hợp khám lâm sàng các triệu chứng và xét nghiệm nước tiểu. Trong trường hợp cần thiết; bệnh nhân được chỉ định chụp X–quang và siêu âm bụng.

Một phương pháp hiệu quả khác để chẩn đoán sỏi thận là chụp CT đường tiết niệu. Nếu kết luận vẫn chưa rõ ràng; có thể bác sĩ sẽ làm thêm một vài xét nghiệm đặc biệt khác; như Pyelogram tĩnh mạch hoặc IVP để có kết quả chính xác.

ĐIỀU TRỊ RA SAO?

Tùy vào vị trí, kích thước sỏi và tình trạng của thận mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Hầu hết những viên sỏi thận nhỏ có thể đi tiểu ra tự nhiên; mà không cần sự can thiệp của bác sĩ. Cách đơn giản nhất để điều trị những viên sỏi thận nhỏ là uống nhiều nước để cơ thể tự thải ra.

Đối với những viên sỏi có đường kính dưới 2,5cm và không thể tự thải ra ngoài,; các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp tán sỏi bằng sóng ngoài cơ thể; khiến những viên sỏi vỡ ra những mảnh nhỏ và theo nước tiểu ra ngoài.

Trường hợp sỏi quá lớn, gây biến chứng nặng nề, nhiễm khuẩn… bác sĩ có thể tiến hành can thiệp mổ hở có chỉ định can thiệp ngoại khoa. Tuy nhiên bệnh nhân chịu nhiều đau đớn hậu phẫu; và có khả năng thất bại hoặc tái phát sau điều trị.

ĐỀ PHÒNG NHƯ THẾ NÀO?

Để tránh nguy cơ mắc phải sỏi thận; đơn giản nhất là cung cấp đủ nước cho cơ thể khi làm việc và hoạt động ngoài trời; hoạt động thể thao ra nhiều mồ hôi, hoặc trong những ngày nắng nóng kéo dài như hiện nay. Chế độ ăn uống nên được cân bằng các thành phần. Tránh ăn quá nhiều muối, đường, chất đạm, canxi… làm mất cân bằng các chất trong cơ thể. Ngoài ra, người làm việc trong văn phòng hoặc môi trường máy lạnh cũng nên chú ý uống nhiều nước; và tuyệt đối không nên nhịn tiểu lâu, tránh tình trạng sỏi ứ đọng; không thoát ra ngoài được.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua