Kết quả điều tra về dinh dưỡng trẻ em trên toàn quốc năm 2016-2017; do Viện Dinh dưỡng Quốc gia thực hiện cho biết; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi vẫn còn cao ở mức 13,8%; suy dinh dưỡng thấp còi là 23,8 – 24,3%.
Điều này nghĩa là; cứ 4 trẻ thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi – một con số rất đáng quan tâm. Vì giai đoạn 5 năm đầu đời chính là “cửa sổ vàng”; ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ về sau. Để giúp bé nhanh chóng bắt kịp đà tăng trưởng (tăng chiều cao, cân nặng, tăng sức đề kháng); các bác sĩ nhấn mạnh: cùng với thể thao, dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng cho bé; chính là yếu tố then chốt mẹ không thể bỏ qua.
Hiểu đúng vai trò của dinh dưỡng với sự phát triển toàn diện của trẻ giai đoạn đầu đời
Một nghiên cứu do tiến sĩ Aniko Korosi và các đồng nghiệp; thuộc Đại học Amsterdam thực hiện mới đây; đã khẳng định: Giai đoạn đầu đời của trẻ rất quan trọng cho sự phát triển não bộ; và nhu cầu dinh dưỡng của giai đoạn này thường rất cao. Theo tiến sĩ, “mọi sự thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu trong thời gian này; có thể dẫn đến những bất thường lâu dài trong chức năng não; gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng học tập về sau”.
Trên thực tế, dinh dưỡng đóng vai trò then chốt với mọi sự phát triển từ thể chất đến trí não của trẻ; suốt giai đoạn đầu đời. Đặc biệt, về chiều cao của trẻ; các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định: Giai đoạn 5 năm đầu đời; là giai đoạn giúp trẻ tăng trưởng chiều cao tốt nhất. Can thiệp về chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này; rất hiệu quả và quyết định về chiều cao khi trưởng thành.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh rằng: Đầu tư dinh dưỡng 5 năm đầu tiên; (trong đó bao gồm giai đoạn từ khi mẹ mang thai đến khi bé 2 tuổi); chính là sự đầu tư tốt nhất cho sự phát triển cả đời của bé. Nếu bé được nuôi dưỡng đúng cách trong giai đoạn vàng; bé sẽ có hệ miễn dịch tốt; và phát huy hết tiềm năng về thể chất và trí tuệ trong tương lai. Dinh dưỡng đúng cách cũng sẽ giảm 20% nguy cơ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi; trẻ sẽ có chỉ số thông minh cao hơn, khả năng học tập tốt hơn khi trưởng thành.
Ngược lại, trong giai đoạn “cửa sổ vàng”; nếu trẻ bị thấp còi thì khi trưởng thành; cũng sẽ có nhiều nguy cơ tầm vóc thấp bé. Cụ thể, mẹ có thể thấy: khi trẻ 1 tuổi có chiều dài gấp 1,5 lần lúc mới sinh (75cm); trẻ 2 tuổi chiều cao là 86-87cm (bằng ½ chiều cao người trưởng thành); trẻ 3 tuổi có chiều cao là 95-96cm; trẻ 5 tuổi đã đạt đến 60% chiều cao người trưởng thành. Nghĩa là nếu để lỡ 5 năm đầu đời; không bắt kịp đà tăng trưởng thì trẻ sẽ rất khó có chiều cao lý tưởng về sau; kể cả mẹ “bù đắp” bằng dinh dưỡng thế nào sau này đi nữa.
Mẹ cũng ghi nhớ thêm rằng, không những ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của trẻ; dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ còn giúp bé phát triển sức đề kháng; khả năng chống lại bệnh tật, từ đó giúp bé khỏe mạnh, năng động; khả năng học hỏi và thích nghi với những thay đổi cũng được phát triển tối ưu.
Giúp bé bắt kịp đà tăng trưởng với dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng
Khi bé tăng trưởng dưới mức chuẩn của một em bé bình thường; trẻ có thể gánh chịu nhiều hậu quả như: Yếu cơ, chậm phát triển, chậm lành vết thương; thời gian nằm viện kéo dài mỗi khi ốm, dễ bị lây nhiễm, rối loạn chức năng miễn dịch, thay đổi tâm trạng và trầm cảm…
Nhiệm vụ quan trọng của mẹ là theo dõi chặt chẽ biểu đồ tăng trưởng của bé. Khi bé có những dấu hiệu bị chững lại, tăng trưởng dưới mức tối ưu; mẹ cần giúp bé bắt kịp đà tăng trưởng nhanh chóng. Bắt kịp đà tăng trưởng ở đây được hiểu là xác định sớm; và can thiệp dinh dưỡng hiệu quả, giúp khôi phục sự tăng trưởng và phát triển bình thường.
Vitamin K là một vi chất rất cần thiết cho quá trình bắt kịp đà tăng trưởng của bé; mà mẹ cần lưu ý. Vitamin K có 3 dạng chính: K1 và K2 được tìm thấy trong một số loại thực phẩm nhất định; và K3 là dạng tổng hợp. Vitamin K có liên quan mật thiết đến việc tăng tổng hàm lượng khoáng trong xương; giúp bé phát triển hệ xương tối ưu. Mẹ có thể tìm thấy vitamin K tự nhiên trong các loại thực phẩm như: rau bina, cải xoăn, cải bó xôi, rau mùi, bắp cải, củ cải đỏ…
Bằng việc bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng; mẹ không chỉ giúp bé tăng cân mà còn tăng trưởng chiều cao; có sức đề kháng tốt hơn, ăn ngon miệng hơn. Đó chính là nền tảng khởi đầu; để bé có được giai đoạn “cửa sổ vàng” với sự tăng trưởng tối ưu.
Thanh Tâm