Trong những năm qua, mối quan hệ thương mại song phương giữa Hồng Kông và Việt Nam phát triển mạnh mẽ; đặc biệt trong các lĩnh vực sản phẩm và dịch vụ. Tại sự kiện thúc đẩy mối quan hệ thương mại song phương diễn ra vào tháng 12/2018; bà Tina Phan – đại diện từ Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông (HKTDC); đã cung cấp cho TTGĐ nhiều nhận định về doanh nghiệp Việt nói chung trong bối cảnh hội nhập.
Đồng thời, bà cũng chia sẻ những hoạt động hỗ trợ; và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lẫn nhà cung cấp từ Việt Nam mở rộng kinh doanh sang các thị trường mới; thông qua hội chợ triển lãm quốc tế sẽ diễn ra ở Hồng Kông trong năm 2019 do HKTDC tổ chức. Tina Phan
Doanh nghiệp Việt chưa vươn xa vì hạn chế giao tiếp
Xin chào bà Tina Phan. Theo bà, nếu cần đẩy mạnh và vươn mình ra thế giới; ngành hàng nào nên là mũi nhọn của Việt Nam và vì sao?
Việt Nam là đất nước phong phú sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Nó cũng là sản phẩm truyền thống mang bản sắc quốc gia. Khi chúng ta vẫn còn loay hoay chưa hiểu rõ đâu là thế mạnh; tại sao mình không đem bản sắc của bản thân để giới thiệu ra thế giới. Chẳng phải tất cả du khách quốc tế đến Việt Nam đều rất kinh ngạc; với mặt hàng thủ công mỹ nghệ đó sao. Tôi trông mong các doanh nghiệp Việt đầu tư nghiêm túc và chuyên nghiệp cho mặt hàng này.
Bên cạnh đó, thực phẩm, dệt may; và thiết bị công nghệ điện tử cũng là những ngành công nghiệp mà tôi cho rằng Việt Nam đang có thế mạnh.
Vì đâu mà chưa nhiều doanh nghiệp Việt vượt xa biên giới?
Vì rất nhiều lý do. Tôi nghĩ trước hết là các chủ doanh nghiệp còn hạn chế trong việc giao tiếp. Dường như họ hơi rụt rè và chưa cố gắng hết sức trong việc mở rộng thị trường; đưa sản phẩm của mình đi xa hơn.
Kế đến là sự thụ động. Ngay cả khi đã tìm đúng kênh trao đổi, đi đến đúng nơi, tìm đúng người; nhưng lại rụt rè, e ngại, chờ khách hàng tìm đến mình. Thú thật, giữa một hội chợ hàng ngàn gian hàng; nếu bạn không hoạt náo năng nổ, mấy ai chú ý để mắt tới bạn?
Rồi tới việc bao bì hàng Việt chưa đẹp, chất lượng chưa cao; giá cả không cạnh tranh, quảng bá không hiệu quả…; vô vàn lý do khác kể ra chắc hết giờ! (Cười)
Trong nhiều năm qua, tại các hội chợ do HKTDC tổ chức,; ngoài việc “đem chuông đánh xứ người”, phía doanh nghiệp Việt Nam đã và đang quan tâm; tìm kiếm ngành hàng nào để đầu tư kinh doanh?
Dựa trên các lợi thế kinh doanh sẵn có của Hồng Kông; HKTDC luôn cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường; và củng cố các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các tập đoàn.
Tôi có thể nói là tất cả các ngành hàng đều cần cho thị trường tiêu thụ tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt rất năng động tìm kiếm các sản phẩm cho thị trường nội địa; từ đồ chơi trẻ em, linh kiện điện tử, bao bì cho đến nữ trang…
Start-up Việt cần “ngắm” cơ hội ở các quốc gia lân cận
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung có ảnh hưởng gì đến kinh tế; và đầu tư ở Hồng Kông vào giai đoạn này?
Chắc chắn là có ảnh hưởng. Cụ thể nhất là các doanh nghiệp Hồng Kông đang đặt nhà máy tại Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Hiện tại HKTDC nhận được nhiều yêu cầu từ các doanh nghiệp sản xuất Hồng Kông; quan tâm đến thành lập và di dời nhà máy đến Việt Nam. HKTDC tin rằng trong thời gian gần; Việt Nam sẽ đón làn sóng tìm kiếm cơ hội đầu tư trong lĩnh vực sản xuất.
Trong sự kiện “In style. Hong Kong” diễn ra tại TP. HCM hồi tháng 9/2018; đã rất nhiều thương hiệu Hồng Kông tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở Việt Nam. Liệu làn sóng thương hiệu ngoại đổ bộ vào có “đè bẹp” doanh nghiệp trong nước không?
“In style. Hong Kong” là triển lãm thương mại được tổ chức theo mô hình B2B (giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp). Mục tiêu là tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới từ Việt Nam và các nước lân cận.
Bất kỳ thị trường nào, doanh nghiệp có vốn lớn và mạnh về quản trị sẽ có cơ hội cao. Doanh nghiệp trong nước thay vì sợ bị “đè bẹp”; hãy làm gì để không… lép vế!
Xu hướng sính ngoại của người Việt là một lợi thế cho doanh nghiệp ngoại. Theo chị, đó có là lý do để thương hiệu nội địa “thoi thóp” ngay trên sân nhà?
Tôi không nói về sính hay không sính ngoại. Các doanh nghiệp Việt cần phải biết lưu ý đến sự thay đổi về tiêu dùng của thị trường nội địa. Ngay cả chính phủ Việt Nam cũng đã nhắc nhở doanh nghiệp Việt cần phải biết “chinh phục” người Việt. Nếu thương hiệu nội địa thực sự tốt, tôi nghĩ khó mà thoi thóp trên sân nhà.
Năm 2019, HKTDC sẽ làm gì ở Việt Nam để thúc đẩy xúc tiến thương mại?
Chúng tôi đã và vẫn đang có các chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam; khi họ đến Hồng Kông để tham gia mua hàng hay tìm kiếm đối tác. Cụ thể là những dịch vụ về kết nối thương mại, tư vấn về thương mại với thị trường Trung Quốc; và luôn cả những hỗ trợ về tài chính cho doanh nghiệp đi lại, ưu đãi giá vé máy bay, khách sạn lưu trú…
Tóm lại, có thể những hỗ trợ đó là không nhiều; nhưng nó đem đến sự khuyến khích doanh nghiệp Việt tìm đến thị trường Hồng Kông; như một bàn đạp để xuất và nhập khẩu hàng hóa.
Các công ty start-up Việt có là tầm ngắm của HKTDC không?
Chắc chắn là có. HKTDC cũng quan tâm đến cộng đồng này; và có nhiều hỗ trợ cho start-up Việt khi họ tìm đến Hồng Kông; như là một thị trường trung gian. Tuy nhiên, start-up Việt cần chủ động “ngắm” các cơ hội từ các quốc gia lân cận; để tạo ra những lợi thế cho riêng mình trước đã.
Cảm ơn bà Tina Phan đã chia sẻ.
Thông tin thêm
Bà Tina Phan là người Mỹ gốc Việt. Bà đảm nhiệm vai trò giám đốc khu vực Đông Dương của Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông – Hong Kong Trade Development Council (HKTDC).
Được thành lập năm 1966, HKTDC là cơ quan hỗ trợ và phát triển; tạo cơ hội cho các doanh nghiệp của Hồng Kông. HKTDC tổ chức hơn 30 hội chợ triển lãm mỗi năm. 11 trong số đó là hội chợ lớn nhất khu vực Châu Á; và 5 hội chợ lớn nhất thế giới; như Hội chợ Triển lãm Kim cương Quốc tế; Hội chợ Triển lãm Đá quý & Ngọc trai, Hội chợ Triển lãm Trang sức quốc tế Hồng Kông…
Văn phòng HKTDC tại Việt Nam đặt tại 701-702 Saigon Tower, 29 Lê Duẩn, P. Bến Nghé, Q. 1, TP. HCM. Tham khảo thông tin tại www.hktdc.com hoặc fanpage www.facebook.com/HKTDC.Hochiminh/
Bài: Công Trung
Tiếp Thị Gia Đình