Phạm Vi: Mở nhà hàng chay để lan tỏa thông điệp sống xanh

Chọn lối sống xanh từ trong suy nghĩ đến hành động, “cô Vi Sài Gòn” mong muốn góp phần lan tỏa thông điệp sống tích cực và hướng thiện của mình đến cộng đồng

Giữa không gian ồn ào ở khu phố cổ; bước qua một con ngõ nhỏ, không gian của V’s Home như lắng lại. Mặc dù là một nhà hàng; nhưng nơi đây chào đón bạn như trở về nhà. Chủ nhân nhà hàng xinh xắn này là cô gái chính gốc Sài Gòn – Phạm Thùy Vi. Bạn bè hay gọi cô là Phạm Vi.

Tự nhận mình có duyên với ngành ẩm thực, qua việc gây dựng; và phát triển hàng loạt những cái tên đình đám trong giới sành ăn Hà Thành như ốc Vi Sài Gòn, dimsum Minh Ký… Thế nhưng, cơ duyên cuộc đời lại đưa Phạm Vi đến với ẩm thực chay; và dự án vì cộng đồng.

Nhớ lại lý do mở nhà hàng chay của mình, cô gái họ Phạm chia sẻ; ăn chay giờ đây đã trở thành xu hướng lựa chọn của nhiều người. “Họ không hẳn là những người ăn chay vì tôn giáo; mà ăn vì sức khỏe của bản thân. Hàng quán bán đồ chay rất nhiều, nhưng đa phần chế biến theo kiểu “giả mặn”. Vi mở một nhà hàng chay đúng nghĩa. Tức là nấu theo kiểu nguyên thủy; lựa chọn nguyên liệu thuần túy theo tiêu chí ăn sạch ăn lành.

Ăn chay để lan tỏa thông điệp sống xanh

Là một người năng động, hiện đại nên “cô Vi Sài Gòn” cũng mang những lối sống tích cực; đầy năng lượng của mình vào trong V’s Home. Nếu không được giới thiệu trước là một nhà hàng chay; chắc chắn không ít thực khách sẽ có cảm giác như đang lạc vào một nhà hàng xinh xắn tại một thành phố cổ kính ở châu Âu. Nơi ngập tràn những bản tình ca du dương với những cách bài trí ấm áp; món ăn hiện đại và bắt mắt.

70–80% nguyên liệu dùng cho nhà hàng đều có nguồn gốc hữu cơ. 100% lợi nhuận của nhà hàng sẽ chia cho nhân viên và phục vụ cộng đồng. Các hoạt động cộng đồng mà V’s Home nhắm tới chủ yếu trong các lĩnh vực giáo dục (xây trường, phát học bổng); tạo công ăn việc làm cho người khuyết tật (xây dựng thêm các mô hình kinh doanh phi lợi nhuận cho người khuyết tật làm việc).

Phạm Vi chia sẻ: “Điểm đặc biệt nhất của V’s Home chính là thực đơn được xây dựng theo kiểu Âu; với những tên gọi gợi sự tò mò và hấp dẫn với thực khách; như con dế tuổi thơ, nàng Lolita, hội bạn thân, cô nàng tiệc tùng, cô nàng lắm chiêu… Vi muốn các món ăn chay phải bài trí đẹp mắt; vì mình rất trân quý các loại rau củ. Mỗi món rau củ là một tặng vật của vũ trụ; truyền năng lượng tốt đến người thưởng thức. Đặt những cái tên lạ cũng là cách để truyền cảm hứng đến cho khách hàng”.

Chọn lối sống xanh, Vi đưa vào nhà hàng những tiêu chí riêng; như các loại thực phẩm, gia vị chế biến món ăn đều được nhà hàng tự chế; hoặc đặt riêng theo tiêu chuẩn không sử dụng hóa chất. Rác thải tiêu dùng cũng được tái chế một cách hữu ích nhất. Tại nhà hàng, khách khó có thể tìm thấy túi nylon; ống hút nhựa, hộp xốp… như nhiều nơi khác. Bởi những thứ đó đã được thay thế bằng túi giấy; ống hút làm từ cỏ bàng hay hộp thủy tinh.

“Với những người ăn chay, khi đến nhà hàng của Vi; họ sẽ thấy khó ăn vì cách nấu chay thuần vị. Tuy nhiên, với những người tìm kiếm sự thanh sạch; họ thật sự đón nhận, cảm nhận được năng lượng trong mỗi món ăn, đồ uống. Ngay từ đầu, Vi cũng xác định; mô hình nhà hàng chay này không giống những mô hình kinh doanh mở ra là có nhiều người đến ngay. Vi cũng luôn làm mới menu các món hàng ngày; như một lời tri ân gửi tới những người đã tin tưởng mình”, Thùy Vi tâm sự.

Phạm Vi

Làm từ thiện phải tính đến yếu tố bền vững

“Tại sao Phạm Vi lại dành cho V’s Home nhiều tâm huyết đến vậy?”; nghe câu hỏi này, cô gái họ Phạm dường như chùng lại. Bởi lẽ, với Thùy Vi, đây không chỉ phải là một dự án kinh doanh, thu lợi nhuận; mà còn là một dự án từ thiện mà cô đặt cả trái tim mình vào đó.

Thùy Vi cho biết mình làm từ thiện một cách thật cẩn thận để giá trị trao đi; người khác nhận được chân thật nhất. Cô không chọn cách cứu đói, cứu trợ; mà đi vào dự án bền vững hơn như xây cầu, xây trường…

“Trước đây, Vi thường bỏ tiền cho các dự án từ thiện; nhưng rồi mình chợt nghĩ, nếu một ngày nào đó, vì lý do nào đó; mình không còn điều kiện tài chính để đóng góp thì sao? Làm từ thiện nhưng cũng phải tính đến yếu tố bền vững. Một dự án từ thiện hoàn toàn có thể tự sản sinh ra quỹ để duy trì các hoạt động của dự án. Vì vậy, Vi sáng lập ra nhà hàng chay, đầu tư lần đầu; sau đó dự án tự sinh lời và dành tiền đó để giúp đỡ cộng đồng”, chị tâm sự.

V’s Home tọa lạc tại tầng 2, số 40 Đường Thành, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là mô hình nhà hàng chay kết hợp quán cà-phê

Nếu khách hàng để ý kỹ sẽ thấy nhân viên ở V’s Home có những người bị khiếm thính. Họ được chị đào tạo, hướng dẫn để làm việc. Nhà hàng chỉ đáp ứng việc làm ít ỏi; không đáng kể với những người đang bị khuyết tật bên ngoài. Vì vậy, dự án tiếp theo trong năm 2019 của Vi là tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng mềm dành cho người khiếm thính; đồng thời dạy họ những nghề thiết thực như nghề cắt tóc, làm móng, thủ công mỹ nghệ…

Chọn vợ chồng Bill Gates làm thần tượng; nguyện sẽ dành một phần thu nhập để làm thiện nguyện; Phạm Vi luôn tìm thấy một nguồn cảm hứng trong cuộc sống, luôn dồi dào năng lượng để làm việc vì những mục đích lớn hơn. Đó là đóng góp cho xã hội.

Bài: Phương Uyên
Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua