Theo nghiên cứu của Tổ chức Đột quỵ Thế giới WSO năm 2016; trên thế giới mỗi năm có khoảng 17 triệu ca đột quỵ (tai biến mạch máu não) xảy ra. Tại Việt Nam, con số này là 200.000 ca mỗi năm; với hơn 50% trong số đó tử vong; chỉ 10% số người sống sót là bình phục không di chứng.
Cũng theo một báo cáo khác của Tổ chức Y tế Thế giới WHO; đột quỵ là một trong các nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất ở Việt Nam. Riêng năm 2016, tỷ lệ đột quỵ ở nước ta chiếm tới 1,62% dân số; cao hơn Ấn Độ, Trung Quốc. Trong đó, tình trạng đột quỵ ở người trẻ từ 25 tuổi ngày càng gia tăng.
Đột quỵ, hay còn gọi là tai biến mạch máu não; xảy ra khi có sự tắc nghẽn lưu thông của máu ở não; làm chết những tế bào não ngay tại vùng bị tắc; cơ thể người bệnh dần mất các chức năng được tế bào não đó điều khiển. Trong vòng 3 – 5 tiếng đầu tiên từ khi khởi phát đột quỵ; nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể sẽ phải chịu nhiều di chứng nặng nề; như liệt nửa người, mất khả năng ngôn ngữ, rối loạn tâm thần… Nặng nhất là tử vong.
Với đại đa số người Việt Nam; đột quỵ được cho rằng là căn bệnh của người già. Tuy nhiên, “những con số biết nói” trong 3 năm trở lại đây tại các bệnh viện trong nước cho thấy; tai biến mạch máu não đang ngày càng trẻ hoá. Cụ thể, tỷ lệ người trẻ từ 25 – 40 tuổi mắc phải tình trạng này chiếm đến 25 – 30% những ca đột quỵ xảy ra tại Việt Nam.
Không nằm ngoài số đó; ca sĩ Đại Nhân cũng là một trong những người gặp phải chứng đột quỵ từ rất sớm. Vào ngày 23/02, sau khi ăn trưa; anh thấy đau đầu và đi ngủ. Khi tỉnh dậy, anh không cử động được chân tay; bị ngã đập đầu khi cố lăn xuống giường. Khi người nhà phát hiện; Đại Nhân có dấu hiệu bị liệt nửa người: mặt méo, cứng tay chân, nên được đưa ngay vào bệnh viện.
Các bác sĩ sau đó đã quyết định can thiệp nội mạch đặt stent để tái thông mạch máu não; giúp nam ca sĩ hồi phục những tổn thương thần kinh mà điều trị bằng thuốc không thực hiện được. Hiện sức khỏe Đại Nhân đã dần ổn định; nói chuyện lại bình thường, và được chăm sóc 24/24.
Theo Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Văn Sĩ, Giảng viên Tim Mạch tại Trường Đại học Y Dược TP HCM; đồng thời là Cố vấn y khoa của Ứng dụng đặt bác sĩ tại nhà Jio Health; đột quỵ có thế xảy ra ở bất kì độ tuổi nào. Đặc biệt, đột quỵ ở người trẻ là một vấn đề đáng lưu tâm; do nhóm đối tượng này là lực lượng lao động chính của xã hội.
“Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đột quỵ như thiếu máu cục bộ (tắc mạch); xuất huyết, dị dạng mạch máu não… Các yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng huyết áp; rối loạn lipid máu, béo phì, đái tháo đường đang ngày càng phổ biến ở người trẻ; cũng là một trong số những nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ hoá của đột quỵ. Thói quen lười vận động, hút thuốc lá; và sử dụng các chất kích thích cũng góp phần gây ra tình trạng này”, ông chia sẻ.
Bác sĩ cũng cho biết, cần nghiêm túc phòng tránh tai biến mạch máu não; vì đây là căn bệnh rất nguy hiểm, hậu quả xảy đến vô cùng đáng tiếc và nặng nề. “Duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục, hạn chế thuốc lá; rượu bia và các chất kích thích là những biện pháp phòng ngừa tích cực; giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ của đột quỵ.
Đối với dị dạng mạch máu não; cần tham vấn bác sĩ chuyên khoa khi trong gia đình có thân nhân đột quỵ sớm do nguyên nhân này. Đặc biệt, mọi người cần lưu ý các triệu chứng như đau đầu; nói khó, yếu liệt chi hoặc dị cảm (tê rần một phần tay, chân) xảy ra một cách đột ngột. Vì đây có thể là biểu hiện sớm của đột quỵ; và cần được xử trí cấp cứu kịp thời để tránh để lại di chứng đáng tiếc”, ông khuyên.
Tiếp Thị Gia Đình