Ra mắt chuyển sách Tôi tập thể dục hồi tháng 10/2018; tác giả Lê Huỳnh Đức nhận được rất nhiều sự phản hồi tích cực; cũng như sự ủng hộ của đông đảo bạn đọc. Chia sẻ với TTGĐ, anh nói: “Nhiều người đang chú trọng vào việc ăn uống xanh–sạch; nhưng lại lơ là tập luyện thể dục. Chế độ luyện tập đều đặn luôn song hành cùng chế độ ăn uống khoa học. Chúng ta nên áp dụng cả hai cùng lúc để có chất lượng sống tốt nhất”.
Tập luyện giúp sức khỏe cải thiện và giảm căng thẳng
Ý tưởng để giúp anh viết quyển sách Tôi tập thể dục là gì; và tại sao anh lại chọn chủ đề này để thực hiện?
Ban đầu tôi không có chủ đích thực hiện quyển sách này. Tôi chỉ viết và giữ lại cho bản thân mình. Sau đó, tôi có chia sẻ kinh nghiệm luyện tập thể dục trên trang cá nhân; và thu hút nhiều người bạn. Cũng nhờ thế, tôi đã giúp được một vài người bạn thay đổi được bản thân họ.
Nhưng nếu cứ tiếp tục như thế; tôi nghĩ một năm mình chỉ có thể giúp được vài người. Con số đó quá ít. Mặt khác, sức người có hạn; và thời gian để tôi dành cho việc chia sẻ, giúp đỡ mọi người tập thể dục cũng không nhiều.
Tôi đã suy nghĩ và tìm cách nào hiệu quả hơn; tiết kiệm công sức, thời gian hơn. Và phát hành sách là một giải pháp lan tỏa thông điệp hiệu quả.
Việc tập thể dục đã thay đổi bản thân của anh ra sao?
Tôi bắt đầu luyện tập cách đây 5 năm và mọi thứ thay đổi rất nhiều. Tôi cảm thấy sống tích cực hơn, không chỉ cơ thể mà cả đầu óc cũng minh mẫn hơn. Từ đó, công việc và chất lượng sống tốt hơn.
Ví dụ, nếu cảm thấy căng thẳng trong công việc; tôi sẽ tạm gác mọi thứ lại, dành một chút thời gian để đi tập thể dục. Trong quá trình luyện tập, não được nghỉ ngơi; cơ thể được thư giãn và thoải mái hơn. Lúc trở lại với công việc; những căng thẳng trước đó sẽ được loại bỏ, có thêm nhiều năng lượng để giải quyết vấn đề.
Quan điểm tập luyện của anh thế nào?
Mình tập sao cảm thấy thoải mái và phù hợp với bản thân là được. Không nên quan trọng chuyện đẩy tạ nặng bao nhiêu ký; chạy bộ được bao nhiêu ki-lô-mét,… Mỗi người đều có một giới hạn thể lực riêng. Việc luyện tập là để nâng cao giới hạn đó một cách từ từ và tích cực; chứ không phải là sự thể hiện hay thành tích nhất thời.
Hãy cảm nhận bản thân có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực; và luôn có cảm giác thích thú mới là điều quan trọng nhất của việc luyện tập thể dục.
Theo đuổi một hình mẫu chỉ gây áp lực luyện tập
Động lực nào giúp anh có cái nhìn tích cực hơn trong việc tập thể dục?
Có lẽ mọi thứ đều bắt đầu từ sở thích đọc sách của tôi. Khi đọc sách, tôi học hỏi được nhiều thứ; và biết cuộc sống của những người thành công đều gắn liền với rèn luyện sức khỏe; một bộ môn thể dục thể thao nào đó. Nó như một công thức chung để cân bằng mọi thứ trong cuộc sống của những người thành công. Đây chính là cảm hứng giúp tôi thay đổi; có cái nhìn tích cực hơn trong tập luyện.
Nhiều người vẫn nghĩ, luyện tập là để có body 6 múi; có số đo 3 vòng chuẩn. Theo anh, như thế có đúng không?
Hình ảnh quý ông body 6 múi, lực lưỡng đã có từ thời Hy Lạp cổ đại. Nó giúp thể hiện sức mạnh của người đàn ông. Tương tự, việc sở hữu số đo chuẩn như các hoa hậu, siêu mẫu… là điều mà số đông chị em đều mong muốn. Chính những hình ảnh đó đã vô tình trở thành tiêu chuẩn mà mọi người hướng đến.
Nhưng khi tập luyện, chúng ta không nhất thiết phải lấy chuẩn của ai đó; để áp đặt lên bản thân của mình. Tôi nghĩ, tập thể dục; tiêu chí khỏe là điều quan trọng nhất và đẹp là điều tất yếu bạn có được.
Để vượt qua tâm lý “lười” khi bắt đầu tập thể dục không phải dễ dàng. Anh đã vượt qua điều đó như thế nào?
Lười chỉ là trạng thái tâm lý. Vậy nên, để cơ thể thay đổi trạng thái ấy một cách tự nguyện; thoải mái sẽ dễ dàng và lâu dài hơn là gượng ép, cố bắt buộc bản thân phải thực hiện.
Để thay đổi, hãy thử cho bản thân mình một cơ hội. Chính chúng ta phải nhận ra sự lười biếng sẽ khiến mình được gì và mất gì. Khi đã “ngộ” ra mọi thứ, căn bệnh lười sẽ dễ dàng được trị khỏi.
Trong quyển sách Tôi tập thể dục, tôi cũng có đề cập đến nhiều đến vấn đề này; cũng như chia sẻ giá trị tập luyện mà người tập sẽ có được. Chúng ta hãy nghĩ bằng não và thay đổi bằng hành động.
Anh sẽ nói gì trước lý do chung của mọi người là “quá bận”?
Tôi chắc chắn rằng trong chúng ta, không ai bận hơn tổng thống Mỹ. Vậy tại sao ngài tổng thống còn có thời gian đi tập thể dục, còn chúng ta thì lại không?
Chúng ta ai cũng có công việc để làm, có gia đình để quan tâm; có các mối quan hệ để kết nối… Một ngày chỉ có 24 tiếng; bạn dành 1 giờ để tập thể dục thì chỉ tốn 4% quỹ thời gian. Bạn không thể nói không có thời gian khi mỗi ngày; bạn tiêu tốn hàng giờ đồng hồ; chỉ ngồi không hoặc nằm dài lướt newsfeed Facebook, xem YouTube và chat chit. 1 tiếng buông chiếc điện thoại ra không làm bạn bị tụt hậu; nhưng cơ thể bạn đang khỏe mạnh hơn.
Luyện tập giống như mua bảo hiểm cho tương lai
Số đông các bạn trẻ hiện nay không có thói quen đọc sách. Vì thế, việc giới thiệu; và truyền cảm hứng luyện tập từ sách có gặp trở ngại gì không?
Sách chỉ là một khía cạnh mà tôi mong muốn đem lại cho cộng đồng. Tôi nghĩ, sự cộng hưởng từ nhiều cách tiếp cận khác mới giúp lan tỏa thông điệp luyện tập.
Tập luyện đang là xu hướng của toàn thế giới. Vài năm gần đây, thị trường tập luyện ở Việt Nam đã thay đổi rất nhiều. Báo chí cũng là một kênh truyền thông định hướng giới trẻ nói riêng; và xã hội nói chung về giá trị tập luyện.
Ấp ủ của anh trong tương lai là gì?
Tại Mỹ, có rất nhiều dự án nghiên cứu người độ tuổi trên 60; về những hối tiếc trong cuộc đời. Một trong số đó là đã không quan tâm sức khỏe trong lúc còn trẻ. Tôi mong muốn mình sẽ thực hiện được dự án này tại Việt Nam; để có thể đem đến một góc nhìn của người lớn, giúp mọi người; đặc biệt là người trẻ nhìn thấy điều mình sẽ đối diện trong tương lai.
Bên cạnh đó, tôi cũng mong muốn hợp tác cùng một số nhà sản xuất chương trình hay gameshow; mang tính thử thách và rèn luyện sức khỏe.
Anh sẽ dành lời khuyên gì cho mọi người về việc luyện tập?
Mọi người hãy xem việc luyện tập là khoản tiết kiệm đầu tư vào sức khỏe; và hưởng lợi khi về già. Nó giống như một dạng bảo hiểm, hoặc tiền tiết kiệm trong ngân hàng. Hãy cứ đóng vào đó mỗi ngày một chút!
Cảm ơn anh Lê Huỳnh Đức đã chia sẻ.
Thông tin thêm
Huấn luyện viên Lê Huỳnh Đức sinh năm 1983 tại Đà Lạt. Anh là người truyền cảm hứng rèn luyện sức khỏe cho các tổ chức, sự kiện; đặc biệt cho giới trẻ và cộng đồng khởi nghiệp.
Cuốn sách Tôi tập thể dục là những đúc kết sau khoảng thời gian dài lũy kinh nghiệm; trong việc luyện tập thể dục của anh cũng như từ những huấn luyện viên, vận động viên chuyên nghiệp; chuyên gia trong lĩnh vực tập luyện và dinh dưỡng giàu kinh nghiệm. Sách giúp người đọc xác định được mục tiêu, xây dựng được kế hoạch; và cách vượt qua những khó khăn khi bắt đầu luyện tập thể dục thể thao.
Bài: Hiến Tửu
Tiếp Thị Gia Đình
Lê Huỳnh Đức Lê Huỳnh Đức Lê Huỳnh Đức; Lê Huỳnh Đức Lê Huỳnh Đức Lê Huỳnh Đức; Lê Huỳnh Đức Lê Huỳnh Đức