Sự thật thú vị về thực phẩm có thể bạn chưa biết – Kỳ 17

Cùng TTGĐ tìm hiểu qua loạt bài viết về những sự thật thú vị có thể bạn chưa biết, mặt tốt – xấu và bí quyết sử dụng đúng cách các loại thực phẩm.

Mời bạn cùng TTGĐ du hành vào thế giới thực phẩm kỳ này. Cùng TTGĐ tìm hiểu qua loạt bài viết về những sự thật thú vịcó thể bạn chưa biết; mặt tốt – xấu; và bí quyết sử dụng đúng cách các loại thực phẩm chúng ta vẫn tiêu thụ hàng ngày.

Kỳ này, hành trình cùng TTGĐ tìm hiểu về những sự thật thú vị; những mặt lợi hại của thực phẩm quanh ta sẽ tiếp tục với ba gương mặt quen thuộc trong thực đơn hàng ngày của bạn.

Kỳ này, TTGĐ mời bạn nhấc đũa lùa cơm với bao món ngon hấp dẫn: đậu nành xanh xốc muối; cà tím nướng mỡ hành; canh trứng nấu cà chua. Bạn thích món nào? Ngon bổ ra sao?

SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ ĐẬU NÀNH XANH (EDAMAME)

Edamame là đậu nành non nguyên trái, hay còn gọi là đậu nành xanh; đậu nành lông; đậu nành Nhật Bản… Chúng có màu xanh lá cây; khác với đậu nành già thường có màu nâu nhạt, nâu hoặc màu be. Đậu nành xanh thường được bán khi còn nguyên vỏ, tươi hoặc đông lạnh.

Lợi:

Ngăn ngừa bệnh tim mạch: Sử dụng protein đậu nành thay thế cho protein động vật; làm giảm nồng độ cholesterol LDL, từ đó giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và cao huyết áp.

Ngăn ngừa ung thư vú: Sự thật thú vị là đậu nành xanh chứa hàm lượng isoflavone cao. Vì vậy, loại đậu này có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Tiêu thụ ít nhất 10mg đậu nành xanh mỗi ngày có thể làm giảm 25% khả năng tái phát ung thư vú.

Ngăn ngừa trầm cảm: Dư thừa homocysteine là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng sa sút tinh thần; cũng như bệnh trầm cảm. Các folate trong đậu nành xanh có khả năng ngăn chặn sự dư thừa này, từ đó cải thiện tâm trạng và giấc ngủ.

Ngăn ngừa loãng xương: Sự thật thú vị là Lượng canxi trong xương của phụ nữ bị mất đi nhanh nhất sau mãn kinh; do cơ thể lúc đó sản sinh ít hormone sinh dục estrogen – dạng hormone có thể giúp chống loãng xương. Theo nhiều báo cáo, isoflavone có trong đậu nành xanh; có cấu trúc tương tự estrogen. Vì thế, theo lý thuyết, chất này có thể bảo vệ phụ nữ; chống lại chứng loãng xương nhờ khả năng mô phỏng tác động của estrogen. Ngoài ra, đậu nành xanh cũng dồi dào can-xi; hỗ trợ kép chống loãng xương.

Giảm cân: Một chén đậu nành xanh nấu chín chứa chỉ 8g chất béo; nhưng cung cấp đến 17g protein; tương đương 30% lượng protein cần thiết mỗi ngày đối với đàn ông và 37% đối với phụ nữ. Nhờ vậy, đậu nành xanh không gây cảm giác đói giữa các bữa ăn’; hỗ trợ hiệu quả trong quá trình giảm cân.

Tăng cường hệ miễn dịch: Đậu nành xanh chứa nồng độ cao các phytoestrogen genistein và daidzein. Đây là các hợp chất giống estrogen trong cơ thể; giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh ở nữ giới.

Tăng lượng estrogen: Sự thật thú vị là Isoflavone từ mầm đậu nành (hay còn gọi là tiết tố nữ thực vật estrogen); có tác dụng đặc biệt với chị em phụ nữ, nhất là phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh; lứa tuổi đã suy giảm nồng độ estrogen. Chất này giúp duy trì các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể.

Hại:

Gây rối loạn tuyến giáp: Isoflavone trong đậu nành cũng có chức năng như goitrogen; – đây vốn là chất cản trở chức năng hoạt động của tuyến giáp. Vì thế, những người có vấn đề về tuyến giáp thường được khuyến cáo không nên ăn quá nhiều đậu nành xanh và đậu nành.

Thai phụ nên lưu ý, bổ sung folate khi mang thai có thể giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đậu nành, đậu nành xanh; hay các sản phẩm làm từ đậu nành như sữa đậu nành, tàu hũ;… trong khi mang thai vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ không có lợi cho sự phát triển của thai nhi.

Cách dùng:

Cách phổ biến nhất để thưởng thức đậu nành xanh là mua đậu non, vỏ còn tươi, luộc trong nước sôi 5–10 phút. Rắc thêm muối biển lên trên, xốc đều và nhâm nhi như một món khai vị, ăn nhẹ…

SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ CÀ TÍM (EGGPLANT)

Cà tím có tên khoa học là solanum melongena, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Cà tím ăn sống thì có vị hơi đắng, nhưng khi nấu chín, vị đắng sẽ mất đi, cà có mùi thơm dễ chịu và vị thanh ngọt tự nhiên.

Lợi:

Nuôi dưỡng não và cải thiện tuần hoàn: Cà tím chứa nhiều chất phytonutrient cải thiện lưu lượng máu chảy vào não, đảm bảo sự ổn định của hệ tuần hoàn.

Ngăn ngừa ung thư ruột già: Cà tím là nguồn cung chất xơ dồi dào; tốt cho ruột và hệ tiêu hóa, chống táo bón.

Tốt cho người ăn kiêng: Cà tím chứa rất ít calo, không có chất béo và giàu chất xơ, giúp tạo ra cảm giác no lâu.

Tốt cho người bị tiểu đường: Hàm lượng chất xơ cao và lượng carbohydrate hòa tan thấp; trong cà tím giúp kiểm soát tốt các triệu chứng ở bệnh nhân tiểu đường.

Giảm cholesterol: Cà tím có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể; với điều kiện cà tím được nấu ở nhiệt độ không quá 200ºC.

Duy trì huyết áp: Vỏ và thịt của cà tím chứa đầy flavonoid; giúp ổn định huyết áp và giảm căng thẳng.

Tăng cường mạch máu: Ăn cà tím thường xuyên giúp ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu, nhờ hàm lượng vitamin K cao.

Hại:

Gây ngộ độc: Cà tím có một chất gọi là solanine, có tác dụng chống ô-xy hóa và ức chế tế bào ung thư. Tuy nhiên, chất này lại có thể kích thích mạnh mẽ lên hệ hô hấp, có tác dụng gây mê, vì thế có thể gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều.

Người mắc bệnh dạ dày cần lưu ý khi ăn cà tím bởi cà tím có tính hàn, dễ làm cho dạ dày khó chịu, gây tiêu chảy.

Người bị hen suyễn hoặc mắc bệnh thận cũng không nên ăn cà tím bởi cà tím chứa lượng oxalate khá cao. Oxalate là loại a-xít thực vật mà dễ gây sỏi thận nếu tiêu thụ hàm lượng quá nhiều.

Cách dùng:

Cà tím có thể chế biến bằng cách nướng, xào, um… với thịt hoặc trộn salad. Thêm vài ba lát gừng khi chế biến cà tím để giảm tính hàn

SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ TRỨNG (EGG)

Trứng là loại thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Dễ tìm, dễ mua, dễ ăn và dễ chế biến, trứng có thể được luộc, hấp, chiên… và kết hợp với nhiều thực phẩm khác để cho ra các món ăn ngon miệng, bổ người.

Lợi:

Giàu dinh dưỡng: Trứng gà là một thực phẩm bổ dưỡng, tuy giá thành rẻ, nhưng có lượng protein cao gấp hai lần hải sâm.

Giảm mỡ máu: Trong trứng gà có chứa chất lecithin, giúp tuần hoàn, thanh lọc các chất mỡ trong cơ thể, hỗ trợ giảm mỡ máu.

Ngừa bệnh tim: Thành phần chủ yếu trong lòng đỏ trứng gà là chất béo không bão hòa đơn và a-xít béo. Trong đó, hơn một nửa là a-xít oleic (omega 9) – thành phần chính của dầu ô-liu, giúp ngừa bệnh tim.

Thanh nhiệt, bổ máu: Theo Đông y, lòng trắng trứng gà có tính hàn, giúp thanh nhiệt. Lòng đỏ trứng gà có tính ôn, giúp bổ huyết.

Bảo vệ thị lực: Hai chất lutein và zeaxanthin có trong lòng đỏ trứng gà là hai chất chống ô-xy hóa cực kỳ hữu hiệu, bảo vệ thị lực khỏi tác hại của tia cực tím.

Bảo vệ gan: Chất lecithin trong lòng đỏ trứng gà có tác dụng thúc đẩy quá trình tái sinh của tế bào gan, nâng cao khả năng chuyển hóa và miễn dịch của cơ thể.

Ngừa ung thư: Trứng gà giàu vitamin B2 và nguyên tố vi lượng selen, có tác dụng chống ung thư.

Ngăn bệnh mất trí ở người già: Chất lecithin và sắc tố vàng trong lòng đỏ trứng gà rất có lợi đối với sự phát triển của hệ thần kinh. Chất này có tác dụng tăng cường chức năng lão, cải thiện trí nhớ và giảm thiểu chứng mất trí do tuổi già.’

Hại:

Tăng nguy cơ đột quỵ, suy tim do lecithin chuyển hóa, bám mảng khiến cholesterol tích tụ nhiều trong

động mạch.

Tăng nguy cơ béo phì ở trẻ nhỏ và người lớn độ tuổi trung niên do lượng protein dồi dào, làm gia tăng lượng mỡ trong cơ thể nếu tiêu thụ quá mức.

Gây cao huyết áp ở độ tuổi trung niên do cholesterol tồn đọng, gây tắc nghẽn, làm tăng áp suất dòng chảy mạch máu.

Người bị tiêu chảy, sốt, bệnh về gan, sỏi thận, cao huyết áp nên hạn chế ăn trứng gà do khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng kém hơn bình thường.

Cách dùng:

Trứng luộc có tỷ lệ bảo toàn chất dinh dưỡng cao nhất. Lòng trắng trứng 90% là nước, nhưng 10% còn lại là protein chất lượng cao, chiếm đến 67% lượng protein trong một quả trứng.

Đừng bỏ qua