Tốt nghiệp Khoa tiếng Pháp, Học viện Ngoại giao; nhưng Nguyễn Thu Hoài dành nhiều thời gian và tâm huyết cho những chiếc bánh quê hương. Thương hiệu Nương Bắc của cô đã trở thành cái tên quen thuộc; mỗi khi người tiêu dùng lựa chọn những chiếc bánh ngon; đẹp, độc, lạ cho những dịp lễ quan trọng.
Mới đây, nữ CEO xinh đẹp này tiếp tục cho ra mắt bộ sản phẩm bánh dân tộc dành cho tiệc trà. Những món ăn đẹp mắt từ hạt gạo trắng trong; như xôi mít, bánh rán, bánh chay ngũ sắc… mang đến sự lựa chọn mới mẻ cho nhiều cặp đôi trong ngày quan trọng của cuộc đời mình.
Với ý tưởng Việt Nam có quá nhiều sản phẩm truyền thống; ẩn chứa những giá trị văn hóa về phong tục, tập quán…, thế hệ trẻ cần phải gìn giữ; và nâng tầm những món bánh đó cho phù hơp với nhu cầu và cuộc sống hiện đại; Nguyễn Thu Hoài đã cởi mở chia sẻ cùng với TTGĐ.
Nâng niu hạt ngọc trời
Xin chào cô chủ của Nương Bắc. Những món bánh từ gạo nếp vốn là những món ăn rất bình dân. Vì sao Nguyễn Thu Hoài lại có ý tưởng phát triển những sản phẩm đã quá quen thuộc đó?
Cuộc sống ngày càng phát triển; mọi người càng có xu hướng chuộng các sản phẩm nhập khẩu. Không chỉ trong những dịp lễ, Tết; các đám hỏi, đám cưới, mà ngay trong cuộc sống hàng ngày; những món thực phẩm nhập cũng được lựa chọn nhiều hơn, khiến nhiều người lãng quên món ăn truyền thống.
Tôi bắt đầu khởi nghiệp từ sản phẩm bánh chưng. Bánh chưng từ trước tới nay xuất hiện thường xuyên trên mâm cỗ cúng; và được nhiều người sử dụng làm đồ ăn sáng. Vậy tại sao không thử biến thứ thực phẩm ấy thành món quà thơm ngon; lịch sự, độc đáo trong những dịp lễ quan trọng? Thêm nữa, tôi còn muốn làm mới những sản phẩm bánh truyền thống khác; để quảng bá nét văn hóa, ẩm thực đặc sắc của Việt Nam.
Bánh chưng xuất hiện tại nhiều dịp lễ quan trọng của Việt Nam; nhưng dường như món bánh này không còn được thực khách hào hứng đón nhận. Bạn đã làm gì để tạo điểm nhấn; khiến thực khách luôn phải ấn tượng với món bánh chưng của riêng mình?
Để làm ra một sản phẩm bánh chưng với khả năng chinh phục từ thực khách bình dân tới những người “sành miệng”; tôi đã dành thời gian đi khắp các khu chợ ở thủ đô; và cả các tỉnh lân cận, thử ăn hàng trăm chiếc bánh; nhưng vẫn không tìm ra hương vị cần thiết.
Sau bao lần tưởng như bỏ cuộc, tình cờ; tôi chợt nhớ đến món bánh chưng có hương vị thơm ngon; từng được người bạn ở Điện Biên mời thưởng thức. Ngay sau đó, tôi đã tìm đến những người làm bánh chưng nếp nương truyền thống; thuyết phục họ truyền dạy cách làm bánh ngon.
Những mẻ bánh đầu tiên ra lò, hồi hộp, hy vọng bao nhiêu; tôi lại thất vọng bấy nhiêu vì màu sắc, hương vị không được như mong muốn. Nhưng không nản lòng; tôi vẫn quyết tâm tìm cách chinh phục chiếc bánh vốn đã quá quen thuộc này.
Để tạo điểm nhấn, ngoài dòng bánh chưng truyền thống; tôi còn nghiên cứu để đưa những chiếc bánh chưng khắc chữ trong nhân để giới thiệu đến khách hàng. Những chiếc bánh in chữ Phúc, chữ Lộc…; đã mang đến cho thực khách không ít ngạc nhiên, thú vị.
Ngược xu thế để tạo ra sản phẩm độc, lạ, đầy ý nghĩa
Khi bánh ngọt kiểu Âu, kiểu Nhật đang lên ngôi; bạn lại quay về với bánh rán, xôi mít, xôi cẩm…; để dành riêng cho những buổi tiệc ngọt. Phải chăng, bạn đang muốn đi ngược chiều gió?
Có may mắn thường xuyên được tham gia những bữa tiệc ngọt, tea break; tôi thấy những món bánh ngọt thường sử dụng rất nhàm chán. Thế nên tôi đã nảy ra ngay ý tưởng đưa sản phẩm truyền thống phục vụ trong tiệc tea break.
Vẫn từ những món bánh, món xôi truyền thống được làm bằng gạo; nhưng cách trình bày nhỏ xinh, vừa một lần ăn. Cách phố hợp màu sắc của những chiếc bánh nhỏ; cũng mang đến bất ngờ nho nhỏ trong mỗi bữa liên hoan. Những màu sắc hoàn toàn từ rau trái thiên nhiên, an toàn.
Đi đầu, thành công nhiều, nhưng “gạch đá” cũng không ít. Nguyễn Thu Hoài giải quyết vấn đề đó như thế nào?
Tiệc tea-break bằng bánh truyền thống là dịch vụ mới; trên thị trường chưa ai có làm hoặc mới ít có người làm; nên tôi không phải cạnh tranh về giá để thuyết phục khách hàng. Tuy nhiên, đây cũng là một khó khăn vì những sản phẩm của mình làm theo kiểu handmade; sử dụng nguyên liệu sạch và đảm bảo nên có giá bán không hề rẻ, khá kén khách hàng.
Nhưng tôi đang từng bước mở rộng và đa dạng thêm cho menu các món bánh tea break; đồng thời đầu tư nhiều hơn về dịch vụ set up, trang trí; để mang tới cho khách hàng một dịch vụ tốt nhất; tạo sự khác biệt cho những buổi tiệc này.
Đám cưới, đám hỏi là những dịp lễ trọng đại trong mỗi gia đình. Với một thương hiệu bánh truyền thống; chắc bạn không làm lơ đúng không?
Cùng với việc đầu tư về chất lượng, mẫu mã; tôi luôn đặt tiêu chí an toàn thực phẩm lên hàng đầu. Các món bánh được sản xuất trong một khu nhà xưởng đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; nhân viên được đào tạo kỹ năng, kiến thức về an toàn thực phẩm.
Tôi tin tưởng rằng, những sản phẩm đa dạng từ gạo nếp như xôi ngũ sắc; xôi chữ, bánh chưng, bánh tea break của Nương Bắc sẽ góp phần làm phong phú thêm cho lễ vật trong đám hỏi của người Việt.
Cảm ơn Nguyễn Thu Hoài đã chia sẻ.
Thông tin thêm:
Nguyễn Thu Hoài là sáng lập và giám đốc điều hàng công ty Nương Bắc, tọa lạc địa chỉ tại 101E Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội và 11/44 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội.
Các sản phẩm Nương Bắc được làm từ gạo nếp nương Điện Biên, như bánh chưng, xôi ngũ sắc, bánh trôi, bánh chay, bánh rán, các món bánh dân tộc phục vụ cho tiệc trà, lễ gia tiên, đám hỏi…
Ngoài chất lượng, những món bánh này còn được đầu tư về mẫu mã, phù hợp với nhu cầu biếu, tặng cao cấp hoặc trong các dịp lễ, Tết đặc biệt.
Bài: Như Anh
Tiếp Thị Gia Đình