Mời bạn cùng TTGĐ du hành vào thế giới thực phẩm kỳ này. Cùng TTGĐ tìm hiểu qua loạt bài viết về những sự thật thú vị; có thể bạn chưa biết; mặt tốt – xấu; và bí quyết sử dụng đúng cách các loại thực phẩm chúng ta vẫn tiêu thụ hàng ngày.
Kỳ này, hành trình cùng TTGĐ tìm hiểu về những sự thật thú vị; những mặt lợi hại của thực phẩm quanh ta sẽ tiếp tục với ba gương mặt quen thuộc trong thực đơn hàng ngày của bạn.
Hôm nay bạn ăn gì? Nếu bạn là fan của bánh mì; thích húp canh xà-lách xoong; và luôn bị cám dỗ bởi những miếng dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh bắt mắt; chuỗi sự thật thú vị về các thực phẩm dưới đây chính là những gì bạn cần “update”
SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ DƯA HẤU (WATERMELON)
Sự thật thú vị:Dù thành phần chủ yếu là nước, dưa hấu vẫn là một loại trái cây bổ dưỡng, cung cấp nhiều vitamin A (ở dạng beta-carotene), vitamin C, kali và các khoáng chất khác.
Lợi:
Ngừa ung thư. Dưa hấu đỏ và hay vàng đều có hàm lượng beta-carotene cao; giúp cơ thể chuyển hóa thành vitamin A. 1/4 trái dưa hấu cung cấp khoảng 55mg vitamin C và 320mg kali. Nhiều giống dưa còn có nhiều bioflavonoid, carotenoid; và các sắc tố khác có khả năng chống ung thư. Dưa hấu cũng là một nguồn cung lycopene – chất chống ô-xy hóa; giúp nam giới giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.
Ngừa bệnh tim. Lượng lớn bioflavonoid và carotenoid; trong dưa hấu là các hợp chất chống ô-xy hóa; giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Dưa hấu cũng rất giàu kali, giúp hỗ trợ chức năng tim; và giảm bớt áp lực máu lên tim do tình trạng thừa natri gây ra.
Giảm cholesterol. Ruột dưa hấu chứa pectin – một loại chất xơ hòa tan; giúp giữ mức cholesterol trong máu ở mức ổn định.
Giảm cân. Vì dưa hấu chứa hầu hết là nước; nên có lượng calo rất thấp. Một miếng dưa hấu chỉ chứa khoảng 30–35 calo.
Hại:
Bị nhiễm khuẩn. Một số giống dưa có thể chứa vi khuẩn có hại như E. coli; salmonella và listeria, gây buồn nôn, ói mửa, đau bụng, tiêu chảy…
Cách dùng:
– Nước ép dưa hấu có thể pha với soda để làm mocktail giải nhiệt ngày hè.
– Dùng muỗng múc kem múc phần ruột dưa thành các viên tròn, ăn cùng với kem tươi hoặc si-rô đá bào.
SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ XÀ-LÁCH XOONG (WATERCRESS)
Sự thật thú vị: Là loại cây bán thủy sinh, xà-lách xoong phát triển tốt; khi được trồng trong nước, nhất là nước có độ kiềm cao. Không chỉ là rau ăn, một số nơi còn xem xà-lách xoong là cây thuốc; có tác dụng chống ô-xy hóa, lợi tiểu, long đờm và hỗ trợ tiêu hóa.
Lợi:
Ngăn chặn ung thư. Xà-lách xoong có nhiều bioflavonoid; một sắc tố thực vật có thể kết hợp với vitamin C và các chất chống ô-xy hóa để ngăn ngừa tổn thương tế bào do ung thư gây ra.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Vitamin C và beta-carotene trong xà-lách xoong nói riêng và các loại xà-lách nói chung là những chất chống ô-xy hóa giúp ngăn chặn tổn thương ở tim.
Hỗ trợ giảm cân. Thực đơn ăn kiêng thường có xà-lách xoong; và các loại rau xanh khác vì chúng có ít calo và giàu chất xơ.
Hại:
Gây ngộ độc. Không chỉ xà-lách xoong, tất cả các loại rau đều cần phải được rửa sạch; ngay cả khi được dán nhãn hữu cơ. Nếu nơi trồng xà-lách xoong có nhiều chất thải động vật, thì nguy cơ cao các luống rau sẽ bị nhiễm các loài ký sinh nguy hiểm như giun, sán, khuẩn E. coli…
Cách dùng:
– Khi trộn xà-lách xoong với các loại sốt có độ béo cao như mayonnaise, bơ, sốt thịt… khả năng hỗ trợ kiểm soát cân nặng của rau gần như bằng không. Vì thế, khi trộn xà-lách xoong làm salad, bạn hãy dùng dầu ô-liu, giấm trái cây, nước chanh hoặc sốt cà chua.
SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ LÚA MÌ (WHEAT)
Sự thật thú vị: Lúa mì là ngũ cốc phổ biến và là một trong những loại thực phẩm quan trọng của loài người, bên cạnh gạo và ngô. Hạt lúa mì được dùng để tạo ra bột mì – thành phần chính của bánh mì, mì sợi, bánh ngọt… Giá trị dinh dưỡng của lúa mì được bảo toàn nguyên vẹn nhất khi chưa qua tinh chế.
Vì thế, để có thể hưởng tối đa những lợi ích sức khỏe từ lúa mì, bạn hãy ưu tiên chọn các thực phẩm làm từ 100% lúa mì nguyên cám.
Lợi:
Giảm cholesterol. Chất xơ hòa tan trong lúa mì nguyên chất giúp giảm cholesterol.
Ổn định tiêu hóa. Chất xơ không hòa tan trong lúa mì giúp điều chỉnh hoạt động bài tiết chất thải, ngăn ngừa táo bón.
Bồi bổ cơ thể. Lúa mì chứa nhiều khoáng chất, vitamin và chất béo. Khi có thêm protein động vật hoặc đậu, bữa ăn với thực phẩm từ lúa mì cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao.
Kiểm soát cân nặng. Lúa mì nguyên cám dồi dào chất xơ, giúp bạn mau no và lâu đói, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Bảo vệ tim mạch. Vitamin E trong mầm lúa mì là chất chống ô-xy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ tim mạch và củng cố hệ miễn dịch. Chất béo trong mầm lúa mì đa phần là chất béo không bão hòa, giúp giảm mức cholesterol LDL (có hại). Lúa mì cũng là nguồn cung sterol thực vật, hỗ trợ quá trình giảm cholesterol trong máu.
Ổn định huyết áp. Magiê trong lúa mì hoạt động như một chất chống viêm, giúp hạ huyết áp, cân bằng lượng đường trong máu và thư giãn cơ bắp.
Ngừa thiếu máu. Lúa mì có hàm lượng sắt cao, góp phần tạo ra protein hemoglobin và myoglobin, giúp vận chuyển và dự trữ ô-xy trong cơ thể. Đồng thời, sắt còn ngừa thiếu máu.
Hại:
Tăng đường huyết. Lúa mì tinh chế có thể làm tăng lượng đường trong máu và gây ra tình trạng kháng insulin theo thời gian. Điều này không tốt cho bệnh nhân béo phì, cao huyết áp, tiểu đường týp 2 và các bệnh mãn tính khác.
Dị ứng. Lúa mì là thực phẩm cần tránh xa của người dị ứng với protein có trong lúa mì, người không dung nạp gluten và người mắc chứng celiac.
Cách dùng:
– Rắc vài muỗng mầm lúa mì lên ngũ cốc ăn sáng để tăng cường chất xơ.
– Thay bánh mì thường bằng bánh mì nguyên cám để ăn kiêng hiệu quả hơn.
– Ngâm hạt lúa mì và đậu qua đêm. Nấu bằng nồi áp suất trong 20 phút với hạt quinoa. Trộn hỗn hợp này với salad.