Nghệ sĩ viola Nguyễn Nguyệt Thu sẵn lòng làm nhịp cầu yêu thương

“Vì tôi cũng là một người mẹ có con tự kỷ, nên hơn ai hết, tôi hiểu bản chất của trẻ tự kỷ rất trong sáng, biết yêu thương và cần yêu thương”, nữ nghệ sĩ chia sẻ

TTGĐ có dịp đồng hành cùng với nghệ sĩ viola Nguyễn Nguyệt Thu; trong buổi hòa nhạc gây quỹ cho trẻ khiếm thị tại mái ấm Huynh Đệ; diễn ra hồi cuối tháng 5/2018. Sau đêm biểu diễn, chị có chia sẻ mong muốn; và sẵn sàng đứng ra kêu gọi giúp đỡ cho những mảnh đời khó khăn đang hiện diện quanh mình.

Chị bảo: “Có thể tôi không giỏi làm công tác xã hội; nhưng tôi sẵn sàng làm cầu nối và dùng âm nhạc của mình để truyền cảm hứng lan tỏa đến mọi người. Một mình tôi chẳng thể làm gì. Nhưng tôi tin mọi người sẽ chung tay vì một ngày mai tốt đẹp hơn!”.

Đây không chỉ là lời nói suông bởi vào cuối tuần này; ngày 20/7/2018, nữ nghệ sĩ viola Nguyễn Nguyệt Thu sẽ thực hiện buổi gây quỹ tài năng; dành cho trẻ em tại Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật TP. HCM. Dẫu đang tất bật chuẩn bị; nhưng chị Nguyễn Nguyệt Thu vẫn dành cho TTGĐ một buổi trò chuyện thân tình; cởi mở về sự kiện đặc biệt này.

Đừng coi trẻ tự kỷ là khuyết tật, mà là… khác biệt

Chào chị Nguyệt Thu. Xin chị cho biết ý tưởng và mục đích buổi gây quỹ tài năng sắp diễn ra vào ngày 20/7 này?

Trong quá trình làm việc, tôi may mắn có dịp gặp gỡ; và làm quen với nhiều mạnh thường quân; cộng đồng CEO K35 cùng các chủ doanh nghiệp trên khắp Việt Nam. Nhìn thấy những công việc mà tôi đã; và đang làm trong suốt thời gian qua dành cho đối tượng trẻ em mang hội chứng tự kỷ; họ bày tỏ sự sẵn sàng chung tay hỗ trợ nếu như tôi mở lời và đứng ra kêu gọi. Đó là tiền đề để tôi quyết định tổ chức buổi gây quỹ tài năng vào ngày 20/7 này.

Sự kiện mang 2 mục đích chính. Một là trao yêu thương bằng những cái ôm; và lan tỏa thông điệp nhìn nhận đúng về trẻ tự kỷ. Hai là vận động gây quỹ giúp các em có điều kiện học tập; trau dồi kỹ năng và tự tin hơn trong cuộc sống.

Chị có thể giải thích rõ hơn việc nhìn nhận đúng về trẻ tự kỷ được không?

Tôi luôn mong mọi người sớm có nhìn nhận đúng về trẻ em mang chứng tự kỷ. Và tôi vẫn đang làm điều này nhiều năm qua. Chúng ta không thể gọi trẻ tự kỷ là người khuyết tật; vì các em không khiếm khuyết gì cả. Thay vào đó, hãy dùng từ khác biệt.

Tại Việt Nam nói chung vẫn chưa có nhiều trung tâm dành cho trẻ tự kỷ. Nhiều phụ huynh chỉ có thể gửi các em đến các trung tâm phục hồi chức năng; và phó thác cho các thầy cô giáo tại đây. Tuy nhiên, với trẻ tự kỷ; nếu chúng ta có phương pháp giáo dục đúng; các bé có thể sẽ là thần đồng, vẫn là công dân tốt.

Cụ thể phương pháp giáo dục dành cho trẻ tự kỷ là như thế nào?

Có nhiều phương pháp giáo dục dành cho trẻ tự kỷ; nhưng quan trọng vẫn là đừng bao giờ từ bỏ hy vọng. Ai cũng có một tài năng. Nếu chúng ta nhìn nhận những điểm tốt, điểm mạnh; và đồng hành giúp họ phát triển những điểm tích cực ấy; thì chúng ta sẽ nhìn thấy cơ hội. “Giáo dục là yêu thương” là thông điệp mà tôi luôn nhắn gửi đến các phụ huynh có con em tự kỷ.

Tôi đang có 5 ngôi trường nghệ thuật dành riêng cho trẻ tự kỷ tại Việt Nam. Hiện nay các ngôi trường đều rất phát triển. Trước khi đến trường, nhiều bé không biết làm gì; kể cả tự chăm sóc thân thể. Sau khi đến, các con hạnh phúc, cười nhiều hơn; và học được kỹ năng sống. Nhiều bé còn cảm thụ âm nhạc và bắt đầu chơi nhạc cụ.

Trong số trẻ em mà tôi đang hỗ trợ; có những bé đã thi đỗ vào Học viện âm nhạc quốc gia. Điều này khiến tôi rất tự hào.

 

Mọi nỗ lực của tôi không ngoài mục đích muốn xã hội công nhận sự hiện diện của người tự kỷ và đánh giá đúng giá trị thực sự của họ. Người tự kỷ nếu được quan tâm và yêu thương đúng cách, họ vẫn có thể tạo ra giá trị cho xã hội – nghệ sĩ viola Nguyễn Nguyệt Thu chia sẻ

 

Nỗ lực để xã hội công nhận giá trị của người tự kỷ

Động lực nào khiến chị đồng hành cùng những trẻ em tự kỷ tại Việt Nam?

Nhiều người cũng hỏi tôi rằng Nguyệt Thu là nghệ sĩ quốc tế; về Việt Nam biểu diễn và mở trường dạy nhạc bình thường là được rồi; là kiếm tiền được rồi. Hà cớ gì mà phải “dính” với một cộng đồng yếu thế, im ắng. Câu trả lời của tôi là mình làm vì mình tìm thấy niềm vui ở đó.

Cuộc sống của chúng ta rất ồn ào. Còn cuộc sống của trẻ tự kỷ tuy không ồn ào nhưng rất nhiều yêu thương. Vì tôi cũng là một người mẹ có con tự kỷ, nên hơn ai hết; tôi hiểu bản chất của trẻ tự kỷ rất trong sáng; biết yêu thương và cần yêu thương.

Mình chọn đi theo con đường này là không hề sai. Trẻ tự kỷ sẽ không đơn độc và phụ huynh của chúng cũng không bơ vơ; trong hành trình nuôi dạy con thành người có ích cho xã hội.

Chị đã có định hướng gì cho việc duy trì và phát triển quỹ tài năng này?

Tôi gọi vui những mạnh thường quân, nhà hảo tâm là những người giàu có thật sự. Có những người còn nói với tôi rằng họ sẵn lòng trích thu nhập cá nhân hàng tháng để đóng góp. Ngoài vật chất, họ còn sẻ chia về mặt tinh thần. Họ cũng dành chút thời gian đến buổi gây quỹ; trao cho các con cái ôm yêu thương và nụ cười động viên.

Hướng phát triển của quỹ sẽ mở rộng đến nhiều trung tâm hỗ trợ trẻ em ở các địa phương; song song đó sẽ tập trung nhiều hơn cho những trường hợp trẻ có tài năng thật sự; nhưng gặp phải khó khăn trong việc trang trải chi phí.

Bản thân các mạnh thường quân, đặc biệt là các chủ doanh nghiệp; cũng đang làm công việc kết nối sâu rộng trong mạng lưới doanh nghiệp cả nước. Càng nhiều người biết, càng nhiều người tin tưởng; thì quỹ sẽ ngày càng lớn mạnh.

Bên cạnh sự duy trì và phát triển của quỹ, cá nhân chị có dự định gì không?

Tôi muốn mở ra một nơi an dưỡng dành cho người lớn tuổi; đồng thời là nơi nuôi dạy và đào tạo người tự kỷ lẫn trẻ mồ côi. Đây sẽ là không gian mà những người lớn tuổi được sống thanh thản, nhẹ nhàng; thoải mái với đầy đủ các tiện nghi. Ngoài ra, nơi đây còn có trung tâm nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Đối với người tự kỷ và trẻ mồ côi; đây cũng là nơi đào tạo công việc mà các em yêu thích. Để khi lớn lên, tự các em có thể làm việc và tự tin với cuộc sống. Người tự kỷ sẽ không linh hoạt như người bình thường; không kiêm nhiệm nhiều thứ cùng lúc. Tuy nhiên, nếu xét về những công đoạn đòi hỏi độ tỉ mỉ; chi tiết thì những người tự kỷ làm rất tốt. Tôi sẽ cố gắng liên hệ với các doanh nghiệp để hỗ trợ về việc này.

Cảm ơn Nghệ sĩ viola Nguyễn Nguyệt Thu đã dành thời gian chia sẻ.

Nghệ sĩ viola Nguyễn Nguyệt Thu

Nghệ sĩ viola Nguyễn Nguyệt Thu Nghệ sĩ viola Nguyễn Nguyệt Thu Nghệ sĩ viola Nguyễn Nguyệt Thu Nghệ sĩ viola Nguyễn Nguyệt Thu Nghệ sĩ viola Nguyễn Nguyệt Thu

Bài: Trung Võ
Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua