Phạm Thị Kiều Oanh và dự án làm giàu cho hạt gạo quê hương

Niềm đam mê với nông nghiệp, đam mê với hạt gạo đã đưa cô gái trẻ Phạm Thị Kiều Oanh dừng chân ở ruộng rươi, phát triển, làm giàu thêm những giá trị vốn có của gạo và mang hạt gạo Việt Nam ra thế giới

Mô hình trồng lúa, đặc biệt là lúa thảo dược trên những cánh đồng rươi; để phát triển được một vùng trồng lúa thuận tự nhiên; sản xuất ra những hạt gạo an toàn, giàu dưỡng chất; là mong muốn của Phạm Thị Kiều Oanh khi bắt đầu dự án khởi nghiệp Gạo Ruộng Rươi.

Phạm Thị Kiều Oanh trăn trở đi tìm miền đất hứa cho hạt gạo sạch

Ở tuổi 32, mang thai đứa con thứ hai, cầm tờ phiếu kết luận mắc chứng tiểu đường thai kỳ; Phạm Thị Kiều Oanh hoang mang không hình dung nó là căn bệnh gì? Tại sao lại có? Và nó như thế nào?… Thời gian dài nằm điều trị tại bệnh viện; tôi được tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân tiểu đường. Họ là những mẹ bầu giống tôi, người lớn tuổi hơn tôi; và trẻ hơn tôi cũng có. Đặc biệt, tôi chứng kiến quá nhiều ca biến chứng; mà phần lớn bệnh nhân đều không biết; đó là biến chứng của căn bệnh tiểu đường: điển hình nhất là mù mắt, hoại tử các bộ phận…

Phạm Thị Kiều Oanh 4

Trong thời điểm chiến đấu đầy khó khăn với bệnh tật ấy; hạt giống tình yêu đã được tìm thấy. Tôi bắt đầu tìm hiểu về dinh dưỡng; thực phẩm và ước nguyện mở một cửa hàng thực phẩm sạch. Được biết đến hạt gạo mầm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe; tôi cùng với nhóm bạn đã chia sẻ; và lan tỏa thành công tới cộng đồng về gạo mầm với thương hiệu Gabafood.

Nhưng câu chuyện không dừng lại ở đó; càng làm tôi lại nhận ra rằng gạo mầm tuy tốt; nhưng nếu chất lượng của hạt gạo mầm không tốt thì giá trị dinh dưỡng của nó cũng không được đảm bảo. Và hành trình tìm kiếm giá trị đích thực lại bắt đầu.

Tôi lại trăn trở nỗi niềm về hạt gạo trên dải đất hình chữ S thân yêu từ ngàn đời nay. Bao con người được nuôi sống và lớn lên nhờ hạt gạo; nơi đâu sẽ là miền đất hứa để cho tôi hạt gạo thực sự giàu dưỡng chất, thực sự an lành?

Chuyển hướng sang nông nghiệp thuận tự nhiên

Việc bắt tay làm nông nghiệp là một chuyển biến lớn nhất trong cuộc sống của tôi. Niềm đam mê với nông nghiệp, đam mê với hạt gạo đã đưa tôi biết tới; và dừng chân ở ruộng rươi. Con rươi là một món ăn đặc sản mang lại giá trị kinh tế rất lớn của người dân vùng nước lợ; được ví như “lộc trời” chỉ xuất hiện ở một số vùng cửa sông có điều kiện phù hợp.

Pham Thi Kieu Oanh 3

Rươi chỉ sống được trong môi trường tự nhiên không hóa chất; nên ruộng rươi là vùng đất hoàn toàn không sử dụng bất cứ loại phân bón hóa học; hay thuốc bảo vệ thực vật, có thể gây hại cho rươi. Những cây lúa được trồng trên những ruộng rươi như vậy; đạt tiêu chuẩn canh tác tự nhiên và an toàn cho sức khỏe.

Dự án Gạo Ruộng Rươi chính thức ra đời vào tháng 4–2016; và đã được Sở Kế hoạch đầu tư cấp phép tháng 8–2016. Tôi đã quyết định đầu tư vào trồng lúa gạo lứt thí điểm; trên những ruộng rươi tại xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng với quy mô 20 hecta.

Việc lựa chọn và đưa trồng giống lúa để cho sản phẩm gạo lứt ngon không phải là dễ dàng; vì không phải loại lúa nào cũng phù hợp với điều kiện nước lợ; cũng như con nước lên xuống như vậy. Sau thời gian thử nghiệm, tôi thấy chỉ một số giống như: giống lúa tiến vua 01; lúa tím thảo dược Omega là những giống lúa rất khỏe; có khả năng chống chịu tốt mới sinh trưởng được trong điều kiện này.

Làm nông nghiệp theo phương pháp canh tác tự nhiên thật không đơn giản chút nào. Trước hết, đó là thời gian sinh trưởng tự nhiên của cây lúa ở đây kéo dài tầm 6 tháng; mới cho thu hoạch và mỗi năm cũng chỉ có một vụ. Vụ còn lại là thời gian để cho đất nghỉ cũng là để chuẩn bị cho việc thu hoạch con rươi.

Pham Thi Kieu Oanh 2
Tiếp đó, để bảo vệ môi trường sống cho rươi, tất cả mọi công đoạn cấy, gặt…; đều phải làm bằng tay, mà nguồn nhân lực địa phương lại thiếu vì phần lớn người dân đã chuyển sang nghề khác.

Hạt gạo trồng theo tự nhiên nên chất lượng hạt to, hạt nhỏ không đồng đều; giá bán cao hơn giá hiện tại trên thị trường cũng là một trở ngại khi giới thiệu đến khách hàng. Dù đối mặt với không ít khó khăn, nhưng quyết tâm theo đuổi nông nghiệp bền vững; tôi luôn không ngừng nghiên cứu để mang lại nhiều giá trị hơn cho hạt gạo quê mình.

Phạm Thị Kiều Oanh mang gạo đi đánh xứ người

Sản phẩm mang tên “Gạo Ruộng Rươi” mộc mạc giản dị, diễn tả đúng nguồn gốc xuất xứ của nó. Để tăng thêm giá trị cho hạt gạo, tôi và các thành viên trong dự án tiếp tục phát triển thêm các chế phẩm phụ khác để phục vụ cuộc sống như sữa gạo lứt thảo dược, cốm gạo, mì gạo, dấm gạo… Sau khi được thị trường trong nước đón nhận, tôi tiếp tục mang sản phẩm sang giới thiệu tại Nhật Bản.

Phạm Thị Kiều Oanh 1

Đây quả là một quyết định liều lĩnh vì Nhật Bản là một quốc gia bảo hộ đặc biệt về nông nghiệp và các tiêu chuẩn họ đưa ra đều rất khắt khe. Nhưng tôi tin rằng, những sản phẩm mang sự khác biệt đến từ Việt Nam, được sản xuất tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn chất lượng cộng thêm niềm đam mê của những người Việt trẻ sẽ sớm tìm được chỗ đứng của mình.

Dù biết con đường đi gian khó, nhưng tôi tin rằng đích đến đang ở rất gần. Đó là mang “ngọc vàng” trên những cánh đồng rươi của Việt Nam được đi xa hơn nữa.

Thông tin thêm:

Phạm Thị Kiều Oanh là giám đốc dự án Gạo Ruộng Rươi.

Nhờ giống gạo đặc biệt và hệ sinh thái hoàn toàn tự nhiên, Gạo Ruộng Rươi của Phạm Thị Kiều Oanh chứa nhiều dưỡng chất như vitamin A, B1, B6, B12, Omega 3-6-9…, đặc biệt phù hợp và tốt hơn cho bệnh nhân tiểu đường, người ăn chay, trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi.

Thông tin chi tiết về dự án của Phạm Thị Kiều Oanh và sản phẩm được cập nhật tại website: www.gaoruongruoi.com.

Bài: Ngọc Vân
Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua