Tôi rất thích câu nói: “Khi cuộc đời cho bạn cả trăm lý do để khóc, hãy cho đời thấy bạn có cả ngàn lý do để cười. Dù cuộc sống đối xử với bạn như thế nào bạn cũng đừng bao giờ đánh mất niềm tin vào chính mình, vào người khác và vào chính cuộc sống! Bởi vì nếu đánh mất niềm tin là bạn đã đánh mất tất cả rồi đấy!”. Đó chính là phương châm của tôi, Phạm Hải Hà.
Một cô gái 8x, mang theo bao ước mơ, hoài bão khi thành lập công ty thiết kế và sản xuất các loại bao bì thân thiện với môi trường iEco sau khi hoàn thành khóa học thạc sĩ tại Úc.
Vốn là một cô giáo dạy tiếng Anh năng động, ưa hoạt động xã hội; được đi nhiều nơi, tham gia nhiều dự án, nên không biết từ khi nào,; tình yêu với thiên nhiên, môi trường; ước mơ một Việt Nam xanh – sạch – đẹp đã giúp Phạm Hải Hà mạnh dạn thay đổi, bước ra khỏi giới hạn bản thân.
Phạm Hải Hà nỗ lực miệt mài vì lo sợ… phá sản
Lúc mới bắt đầu khởi nghiệp, tôi lăn lộn đi tìm từng loại giấy có trên thị trường; và chọn lựa loại phù hợp cho việc thiết kế mẫu mã, kiểu dáng… Công ty lúc bấy giờ chỉ vẻn vẹn ba người nên tôi làm đủ mọi việc kiêm nhiệm; vừa làm nhân viên kinh doanh tìm kiếm khách hàng; vừa làm nhân viên chăm sóc khách hàng, vừa làm nhân viên giao hàng. Không ai phụ, chính tôi phải tự bê giấy; rồi bị giấy cứa tay chảy máu. Hai tay tôi nếu nhìn kỹ sẽ chi chít những vết sẹo dài nhỏ.
Không ngại khó, không ngại khổ, tôi làm việc 14 tiếng/ngày. Tôi không ngừng tìm tòi, hành động để tìm kiếm khách hàng; tìm kiếm nguyên liệu, sản phẩm phù hợp cho công ty.
Tuy nhiên, vì là doanh nghiệp mới; bản thân lại chưa có một chút kinh nghiệm nào trong quản trị; phá sản là nỗi lo sợ thường xuyên của tôi. Nhưng đây cũng chính là động lực thôi thúc tôi không ngừng phấn đấu mỗi ngày.
Tôi tiếp tục cắp sách tới trường để tham gia khóa huấn luyện quản trị doanh nghiệp; quản trị tài chính và rèn luyện kỹ năng bán hàng. Đấy là kỹ năng không thể thiếu của nhà điều hành doanh nghiệp.
Không chỉ học tập ở trường lớp; tôi cũng tự học ở nhà bằng cách đọc sách mỗi ngày ít nhất 30 phút. Song song đó là dành thời gian gặp gỡ,; học hỏi kinh nghiệm và xin lời khuyên từ những anh chị chủ doanh nghiệp đi trước; trong tổ chức BNI Việt Nam và ActionCOACH.
Phạm Hải Hà thành công từ thị trường ngách
Tôi nhận ra rằng, việc lựa chọn một sản phẩm khác biệt với thị trường ngách; là cách để tạo ra lợi thế trong cạnh tranh khi doanh nghiệp quá mới mẻ. Tôi dần tiến hành từng bước nghiên cứu thị trường để phát triển sản phẩm khác biệt.
Trên thị trường hiện nay, các loại túi nylon vẫn được sử dụng tràn lan; vì giá rẻ và tiện dụng. Tuy nhiên, chưa nhiều người tiêu dùng nhận thức được; những loại túi này đều có chứa BPA và DEHA. Nếu dùng để đựng thực phẩm có thể mang theo những chất độc hại vào cơ thể.
Chính vì vậy, tôi xác định hướng đi của iEco là sản xuất bao bì; trên các chất liệu thân thiện môi trường; an toàn khi sử dụng hàng ngày. Không chỉ thu về lợi ích sức khỏe,; tôi còn mong muốn được góp phần vào việc giữ gìn môi trường bớt ô nhiễm; trở nên tươi xanh hơn.
Thêm một điểm khác biệt của iEco với những doanh nghiệp khác; là tôi đã cộng tác với những người khuyết tật ở Trung tâm dạy nghề nhân đạo Vì Ngày Mai; để thực hiện hợp đồng sản xuất túi giấy; mang đến cơ hội hòa nhập bình đẳng cho người khuyết tật thông qua công việc xếp dán túi.
Ý tưởng ban đầu tốt đẹp là thế, nhưng khi bước ra thực tế; tôi gặp phải không ít rào cản. Lớn nhất có lẽ là tiếp cận thị trường. Với chi phí đắt đỏ hơn túi nylon, cùng với thói quen khó bỏ của nhiều người; vậy lý do gì để họ chuyển sang sử dụng túi giấy?
Việc đầu tiên cần phải làm là thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trường; sử dụng bao bì sinh thái. Những em học sinh là thế hệ dễ thay đổi và thay đổi có hiệu quả nhất. 7 mùa hè liên tiếp, iEco phối hợp cùng ban giám hiệu các trường tiểu học; trường ngoại ngữ và trung tâm bồi dưỡng kỹ năng sống tổ chức hoạt động giáo dục; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Trong đó, nổi bật nhất là hoạt động gấp dán túi giấy đựng rác; và dùng chính những túi giấy các em đã gấp đi thu gom rác; ở các địa điểm danh lam thắng cảnh, công viên…
Những hành động dù nhỏ thôi; nhưng đã giúp cộng đồng có cái nhìn thiện cảm hơn với túi giấy; cũng như xây dựng thói quen lựa chọn túi giấy trong sinh hoạt. Tôi càng vui hơn khi ngày càng có nhiều đơn vị sản xuất; cửa hàng sạch, doanh nghiệp bán lẻ đón nhận và sử dụng túi giấy thay thế cho túi nylon.
Phạm Hải Hà cùng cộng đồng bảo vệ môi trường
Mưa dầm thấm lâu, dự án tuyên truyền về túi giấy đã lan tỏa tới cộng đồng. iEco may mắn nhận được tài trợ của tổ chức môi trường quốc tế; cho dự án Vì một Việt Nam không túi nylon – For a Vietnam non plastic bag project.
Trong giai đoạn 2016–2018, iEco tài trợ toàn bộ hơn 10.000 túi giấy đựng rác; cho chiến dịch Hãy làm sạch biển do Trung ương Đoàn và VTV phát động tại 24 tỉnh; thành có vùng biển trên cả nước. Những chiếc túi được làm hoàn toàn bằng giấy có màng keo; có thể chứa được tất cả các loại rác sẽ được giới thiệu đến các khách sạn; nhà hàng tại các thành phố ven biển, để thay đổi thói quen thường ngày của người dân và du khách.
Cùng với sự phát triển của công ty; tôi còn tiếp tục phát triển hệ thống liên kết sản xuất tại 7 tỉnh thành; đồng thời thực hiện đề án Túi giấy bánh mì an toàn thực phẩm; cung cấp cho siêu thị và chuỗi cửa hàng thực phẩm.
Cho đi là nhận lại, tôi mong muốn những việc làm nhỏ bé của mình; góp phần xây dựng một Việt Nam xanh, sạch hơn.
Thông tin thêm
Phạm Hải Hà tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Úc năm 2011. Hiện tại, Phạm Hải Hà là chủ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Sản xuất & Ứng dụng Công nghệ iEco, trụ sở tọa lạc tại tầng 21, tòa nhà Capital Tower, 109 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Website: www.i-eco.vn
Công ty chuyên thiết kế và sản xuất các sản phẩm bao bì sinh thái như túi giấy, túi vải không dệt, bao bì thực phẩm… dành cho doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn và cá nhân.
Mỗi sản phẩm của iEco góp 100 đồng vào quỹ Love Your Children (do iEco thành lập) góp phần xây dựng trường học trên vùng cao.
Bài: Ngọc Vân
Tiếp Thị Gia Đình