CLB Khởi nghiệp Gia đình: Bạn đã sẵn sàng khởi nghiệp chưa?

Bạn cần có những gì để có thể khởi nghiệp thành công? Đó là nỗi trăn trở của nhiều người ấp ủ giấc mơ khởi nghiệp. Câu trả lời hé lộ trong buổi sinh hoạt thứ 11 của CLB Khởi nghiệp Gia đình khiến nhiều người hứng khởi

Hàng trăm rủi ro tiềm ẩn có thể kể đến và chúng tôi muốn bạn trả lời câu hỏi: Bạn đã sẵn sàng khởi nghiệp chưa? Đây cũng chính là chủ đề thảo luận của kỳ sinh hoạt thứ 11 của CLB Khởi nghiệp Gia đình. Chương trình đã diễn ra vô cùng thành công tại Én Tea House (Điện Biên Phủ, Q. 3, TP. HCM).

CLB Khoi nghiep Gia dinh hinh anh 1

Hai diễn giả Nguyễn Minh Khoa, Lê Thị Thanh Lâm và host Duy Hân (từ trái sang)

Kỳ sinh hoạt thứ 11 của CLB Khởi nghiệp Gia đình được dẫn dắt bởi host David Duy Hân; Giám đốc Tài chính của hãng mỹ phẩm Canmake Tokyo. Đồng hành cùng chương trình kỳ này là doanh nhân Lê Thị Thanh Lâm; Phó Tổng Giám đốc Sài Gòn Food và doanh Nguyễn Minh Khoa; Founder & CEO chuỗi nhà hàng Gánh. Hai diễn giả thuộc hai thế hệ doanh nhân thành công của Việt Nam đã mang đến cho các thành viên câu lạc bộ những góc nhìn đa chiều thú vị.

Hai thế hệ khởi nghiệp

Trước khi bắt đầu khởi nghiệp; người kinh doanh cần tự trả lời được một số câu hỏi để biết mình đã sẵn sàng cho các trường hợp có thể xảy ra hay chưa. Host Duy Hân đã đưa ra ngay câu hỏi chủ đề cho hai diễn giả: Lúc mới bắt đầu; anh chị có hỏi mình rằng mình đã hội đủ các yếu tố để sẵn sàng khởi nghiệp?

 CLB Khởi nghiệp Gia đình; thật bất ngờ khi doanh nhân Thanh Lâm lại cho rằng chúng ta nên sở hữu một tay nghề vững vàng; kiên trì và chăm chỉ trước nhất. Chị từng làm công nhân trước khi thành doanh nhân; là một cô bé quê chăm chỉ trước khi là lá cờ tiên phong trong ngành đông lạnh tại Việt Nam.

CLB Khoi nghiep Gia dinh hinh anh 2
Tại CLB Khởi nghiệp Gia đình, hai diễn giả đã chia sẻ nhiều suy nghĩ thiết thực để các thành viên học hỏi. Với rất nhiều người trong chúng ta; đó là sự cộng hưởng của nhiều yếu tố như: được tự do sáng tạo và làm điều khác biệt; tự chủ trong cuộc đời về thời gian và thu nhập cao hơn. Vì đam mê hay vì muốn có kinh tế dư giả; mua được nhiều thứ mình muốn… Điều gì cũng chính đáng nhưng nếu không có niềm tin mạnh mẽ và đam mê đủ lớn, bạn sẽ không thể đủ sức để theo đuổi.

CLB Khoi nghiep Gia dinh hinh anh 3

Thành viên CLB Khởi nghiệp Gia đình chụp ảnh lưu niệm cùng hai diễn giả và host Duy Hân.

CLB Khởi nghiệp Gia đình: Tính cách của người khởi nghiệp thành công

1. Khả năng làm việc độc lập của bạn có tốt không?

Liệu bạn có cần được hướng dẫn liên tục và được động viên từ người khác? Công việc của bạn sẽ như thế nào nếu như không có ai theo sát và quản lý? Nhiều người nghĩ rằng nắm được quyền quyết định có thể dễ dàng hơn nhiều; nhưng điều đó không phải luôn đúng. Mọi chuyện có thể khó khăn khi bạn khởi đầu không có một chỉ dẫn nào cụ thể về những việc cần làm. Một doanh nhân thành đạt hội tụ đầy đủ 3 tính cách: độc lập, tháo vát và không cần một ai quản lý để đảm bảo làm việc năng suất và hiệu quả.

2. Bạn là người nghiên cứu sản phẩm hay doanh nhân?

Rất nhiều doanh nghiệp thành công được ấp ủ từ những ý tưởng tuyệt vời. Tuy nhiên, điều này không thể đảm bảo cho một doanh nghiệp thành công. Chỉ phát triển để có một sản phẩm hoàn hảo không có nghĩa là khách hàng sẽ ngay lập tức đổ xô đến với doanh nghiệp. Doanh nhân Lê Thị Thanh Lâm khuyên bạn nên tìm kiếm thêm đối tác thông thạo các kỹ năng kinh doanh và có quan tâm đến ý tưởng của bạn để vươn xa hơn. Một tay thì vỗ khó kêu!

3. Ý tưởng kinh doanh có đáng giá?

Đam mê là chìa khoá của thành công; nhưng để xây dựng một doanh nghiệp có lợi nhuận; bạn cần cung cấp giá trị nhất định mà khách hàng đang tìm kiếm. Người tiêu dùng không quan tâm bạn theo đuổi ước mơ hay không; họ chỉ chi trả cho những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ. Doanh nhân Minh Khoa khuyên bạn nên khác biệt hóa ý tưởng bản thân nhưng vẫn tạo sự gần gũi; quyến luyến cho khách hàng.

4. Doanh nghiệp của bạn có gì khác biệt?

Ý tưởng của bạn có tương tự như các doanh nghiệp khác đang hoạt động hay cung cấp sản phẩm; dịch vụ độc đáo? Quy mô của thị trường mà bạn đang hướng tới? Đó là những câu hỏi quan trọng mà bạn cần suy nghĩ. Chìa khóa thành công không phải lúc nào cũng là tìm bằng được một thị trường trống rỗng, không tồn tại cạnh tranh (điều gần như là không thể).

Thay vào đó, mọi thứ phụ thuộc vào cách bạn định nghĩa công ty của mình và vị trí trên thị trường. Trong ngắn hạn, bạn không nhất thiết phải đưa ra một ý tưởng mới; mà cần có được cái nhìn cơ bản về ngành đang hướng tới; và nhận biết đâu là lĩnh vực tiềm năng. Liệt kê các cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu đó và áp dụng chúng. Bạn không cần đi trên một con đường mới; nhưng phải cung cấp cho khách hàng lý do chính đáng; để thuyết phục họ lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của mình.

5. Bạn có sẵn sàng làm nhiều việc một lúc?

Khi còn là dân công sở; công ty luôn có những người để bạn gọi điện sửa chiếc máy in bị hỏng hay để hợp tác cùng team mình mở một gian hàng triển lãm thương mại… Tuy nhiên, việc tự kinh doanh thường bao gồm rất nhiều các công việc; và đôi khi bạn sẽ phải làm tất cả mọi thứ một mình. Bạn có thể trở thành kỹ thuật viên rồi ngay sau đó làm nhân viên bán hàng; chủ đơn vị kinh doanh… Trước khi tự mở doanh nghiệp cho riêng mình; hãy chắc chắn rằng bạn đã sẵn sàng để thực hiện hàng loạt các chức năng; bao gồm cả những công việc tẻ nhạt nhất. Sẽ rất mệt đấy!

6. Bạn có nền tảng tài chính để bắt tay ngay vào việc không?

Nếu bạn chưa thể biết chính xác khi nào bắt đầu thu lợi nhuận thì việc thiết lập và vận hành doanh nghiệp sẽ rất căng thẳng. Thu nhập của các doanh nghiệp nhỏ; kể cả các đơn vị làm việc độc lập; đều trong tình trạng lúc lên lúc xuống. Và khi bạn giới thiệu một sản phẩm mới; lợi nhuận thường không đến ngay lập tức.

Làm sao để bạn vừa đảm bảo được yếu tố tài chính của bản thân và của doanh nghiệp là một việc rất quan trọng. Trong rất nhiều trường hợp; khoảng thời gian tốt nhất để chuẩn bị cho việc kinh doanh riêng là khi bạn vẫn đang sở hữu một công việc khác.

7. Bạn xử lý thế nào khi bị từ chối và đối mặt với sự thất vọng?

Khi bạn mới đầu tư; việc bị khách hàng từ chối hoặc thua lỗ là thường. Tuy nhiên, là một doanh nhân; bạn luôn phải đối mặt với rất nhiều tin xấu; có thể từ các nhà đầu tư; từ doanh số bán hàng đi xuống hoặc do ít lượng truy cập vào trang thương mại điện tử của mình. Nếu bạn suy nghĩ về các vấn đề phải từ bỏ hoặc do cảm xúc thất thường; bạn sẽ không những bị tốn thời gian mà còn không học được bất cứ bài học kinh nghiệm nào.

Nhiều thành viên CLB Khởi nghiệp Gia đình hỏi về cách kiến tạo may mắn, yếu tố quan trọng để thành công. Các diễn giả trả lời:

1. Cực kỳ tiết kiệm

Khi bắt đầu làm chủ doanh nghiệp của chính mình; bạn phải chấp nhận một thực tế: bạn không còn được nhận một khoản lương cao; ổn định hàng tháng. Thay vào đó, bạn sẽ phải chi trả tiền cho tất cả mọi người; trừ bản thân bạn. Điều đó nghĩa là bạn phải giảm thiểu tất cả những khoản chi cho bản thân mình. Bạn cần trả hết nợ; sống giản dị, ăn uống ở các hàng quán giá rẻ thay vì tham gia những bữa tiệc sang trọng cùng bạn bè.

2. Có một khoản tiền tiết kiệm trong ngân hàng

Cần chắc chắn là bạn duy trì được chế độ tiết kiệm này trong 6 tháng. Những người có gia đình; hoặc có một việc làm trong khoảng thời gian khởi nghiệp sẽ dễ dàng vượt qua giai đoạn này. Nhưng hầu hết mọi người không có được sự thuận lợi đó. Vì thế, trước khi bắt đầu cuộc đua này; bạn nên có một khoản tiền dành dụm trong ngân hàng; đủ nuôi sống bạn và giúp bạn yên tâm tập trung cho công việc.

3. Kế hoạch marketing

Nhiều người khởi nghiệp bắt tay vào làm mọi thứ nhưng lại không nghĩ đến việc làm sao để có thể đưa hàng hóa và dịch vụ đến khách hàng. Kết quả là; họ mất rất nhiều thời gian để tìm hướng đi nhưng doanh nghiệp vẫn hoạt động không hiệu quả. Nhớ quảng cáo chính bạn nữa; thương hiệu/tố chất cá nhân của bạn cũng cần khách hàng yêu mến!

4. Chiến lược bán hàng

Khi mọi người đã biết công ty bạn là gì; đang kinh doanh gì; bạn phải tìm cách để thúc đẩy việc bán hàng. Một công ty không tăng trưởng doanh số bán hàng sẽ không thể tồn tại lâu dài. Đảm bảo rằng bạn luôn động não cho việc này mỗi ngày!

5.  Sức chịu đựng, kiên trì và lòng can đảm tột cùng

Dù bạn đã từng làm việc chăm chỉ đến mức nào; khi trở thành chủ doanh nghiệp; bạn phải nỗ lực hơn như vậy nhiều lần. Bạn làm việc 14 giờ/ngày, 7 ngày/tuần là việc bình thường. Có thể, bạn sẽ phải chịu đựng những vất vả này trong suốt 2–5 năm; với những kết quả ít ỏi ban đầu. Thậm chí thua lỗ. Sợ hãi bủa vây. Bạn buộc phải can đảm.

Tự tin khởi nghiệp!

Đồng hành cùng CLB Khởi nghiệp Gia Đình kỳ 11 là ngân hàng Sacombank và Mr. Brown Coffee. Đây là hai thương hiệu tượng trưng cho giá trị bền vững, uy tín dài lâu trong lòng người tiêu dùng. Sacombank là ngân hàng tín dụng hàng đầu Việt Nam. Cà-phê Mr.Brown được biết đến như một thương hiệu cà-phê hàng đầu tại Đài Loan về cà phê lon, nhận được chứng nhận sản phẩm vì sức khỏe và chứng nhận thực phẩm đạt tiêu chuẩn GMP của chính phủ Đài Loan. Hai thương hiệu đều là biểu tượng thành công, truyền cảm hứng cho những người trẻ khởi nghiệp hôm nay.

Bài: NGUYỄN HẬU

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua