Doanh nhân Trần Thị Thùy Trang bình lặng trước biến động

Giữa một thị trường thời trang nội địa đang cạnh tranh khủng khiếp từ các doanh nghiệp ngoại, chị Trần Thị Thùy Trang không chỉ khéo léo chuyển mình để thích nghi, mà còn biết mở ra con đường mới để bước đi

Nền kinh tế Việt nói chung và ngành may mặc nói riêng; đang gặp rất nhiều khó khăn trước sự cạnh tranh của “cơn bão” hàng ngoại nhập tấn công thị trường. Không ít doanh nghiệp trong nước lao đao khi đối mặt với tình trạng này. Ở bất kỳ thời điểm hay giai đoạn nào cũng có những khó khăn, trắc trở của nó. Theo doanh nhân Trần Thị Thùy Trang; vai trò của người chủ doanh nghiệp vô cùng quan trọng; trong việc lèo lái con tàu của mình vượt qua bao sóng gió.

Năm 1997, khi còn là cô sinh viên của trường Đại học Kinh tế TP. HCM; tôi khởi nghiệp chỉ với 7 triệu đồng. Không được đào tạo chuyên ngành thiết kế, điều kiện kinh tế không thuận lợi, chật vật đủ đường, nhưng tôi vẫn quyết đi theo đam mê thời trang. Đến lúc này, những khó khăn đương thời xem như là chướng ngại vật phải vượt qua nếu ý chí còn muốn tiến về phía trước.

Một thập kỷ trước được xem là thời kỳ hoàng kim của thời trang thương hiệu Việt. Thời trang công sở Đan Châu cũng được nhiều khách hàng tin tưởng và ủng hộ. Đỉnh điểm, tôi có gần 30 cửa hàng bán lẻ ở TP. HCM và các tỉnh thành lân cận. Đồng thời, sản phẩm cũng có mặt tại các hệ thống siêu thị khu vực phía Nam.

Tuy nhiên, vài năm gần đây, bên cạnh hàng ngoại giá rẻ; hàng loạt thương hiệu quốc tế đổ bộ vào thị trường khiến các thương hiệu Việt chật vật cho bài toán sinh tồn. Thay đổi chính mình để thích nghi với thời cuộc; đó là điều mà tôi đang làm với thương hiệu thời trang của mình. Bởi nếu không thay đổi, ắt sẽ bị đào thải.

doanh nhân trần thị thùy trang 1

Thu mình củng cố nội lực

Với thương hiệu 20 năm trên thị trường như Đan Châu; tôi tin mình đã có đủ một lượng khách hàng “ruột” trung thành. Thay vì cố làm rầm rộ, khoa trương đánh bóng thương hiệu; tôi tập trung chăm sóc tốt nhất lượng khách hàng hiện tại.

Đồng thời, giai đoạn này; tôi cũng chuẩn bị cho mình nội lực thật vững để chờ đến thời điểm bùng nổ trở lại. Giải thích theo kiểu “chiến trường” là mình cần nuôi quân; xây dựng hậu cần, hậu phương vững chắc, để khi thời cơ đến; mình ra quân và chiến thắng.

Nói như thế không có nghĩa là tôi không cần những khách hàng mới, khách hàng tiềm năng. Ngày trước “hữu xạ tự nhiên hương”, ngày nay để theo kịp thời đại công nghệ số; tôi cũng từng bước dành những khoản ngân sách cho việc quảng bá, marketing; đầu tư kênh bán hàng online. Mục đích để thương hiệu của mình phổ biến, gần gũi hơn với nhóm khách hàng trẻ tuổi; đồng thời cũng bắt kịp nhịp sống, xu thế thời hiện đại.

Tôi là người theo đạo Phật, có lẽ vì thế mà tôi có cái tâm bình lặng; và ít bon chen, cạnh tranh hay đấu đá.

Tôi không chú trọng mình phải cạnh tranh với ai; hay doanh nghiệp nào đang là đối thủ. Cạnh khóe hay tranh giành với nhau bằng mọi thủ đoạn là điều không nên. Suy cho cùng, khi thị trường khởi sắc, chúng ta đều đi lên. Khi thi trường biến động, chúng ta cùng chung khó khăn. Thế thì hà cớ gì phải quyết sống còn với nhau?

Hãy làm tốt nhất những gì mình có thể và người khác không thể. Hiển nhiên, khách hàng sẽ tự tìm đến bạn. Việc đấu đá lẫn nhau càng gây nên nhiều bất lợi. Tôi nghĩ doanh nghiệp Việt cần phải hợp sức cho cuộc chiến với các đối thủ quốc tế.

doanh nhan tran thi thuy trang 2

Kinh doanh hướng đến cộng đồng là mục tiêu của doanh nhân Trần Thị Thùy Trang

Cách đây 2 năm, trong một lần hành hương tại Ấn Độ; tôi tình cờ nghe được những vị khách nước ngoài nói về đoàn Phật tử Việt Nam; rằng: “Đi chùa mà mặc đồ như đồ ngủ!”. Tôi giật mình nhìn lại những bộ áo lam mà mọi người đang mặc.

Với chúng ta, trước giờ những bộ đồ lam tối giản rất quen thuộc; và phổ biến tại những chuyến lễ chùa. Trong đầu tôi bật ra câu hỏi: tại sao đồ lam phải đơn giản tới mức đơn điệu như vậy?

Vốn là người kinh doanh thời trang, yêu cái đẹp; tôi nảy ra ý tưởng tạo nên những bộ pháp phục đẹp nhưng vẫn giữ nét kín đáo, trang nghiêm. Thậm chí, tôi nghĩ, bất kỳ ai cũng có nhu cầu thể hiện cá tính; gu thẩm mỹ riêng qua bộ trang phục này.

Tận dụng nguồn lực hiện có; tôi cho ra đời thương hiệu An Nghiêm chuyên về thời trang pháp phục và áo dài. Tôi muốn góp một chút tài mọn của mình để làm đẹp thêm hình ảnh người Phật tử. Đó cũng là một nét đẹp của văn hóa Phật giáo. Các sản phẩm chú trọng tỉ mỉ vào từng nét vẽ, mũi kim thêu tay do các họa sĩ; nghệ nhân nổi tiếng thực hiện.

An Nghiêm được xây dựng từ cái tâm hướng đến cộng đồng. Đây cũng là điểm khác biệt mà tôi tự hào mỗi khi nhắc đến. Tôi muốn bảo tồn, duy trì và phát triển ngành thêu tay truyền thống; bằng cách tạo ra công việc để người nghệ nhân thêu có thu nhập tốt, trang trải cuộc sống.

doanh nhan tran thi thuy trang 3
Bên cạnh đó, tôi cũng muốn tạo công việc cho các em mồ côi; khiếm khuyết sống ở mái ấm, nhà mở bằng nghề thêu tay. Tôi mong các em sống lạc quan hơn và thấy mình vẫn có ích cho đời.

Tôi thành thật với khách hàng về việc; có những sản phẩm do các em nhỏ thực hiện chưa xuất sắc như của nghệ nhân chuyên nghiệp. Việc bạn hoan hỷ mua sản phẩm; đồng nghĩa với việc bạn đang san sẻ khó khăn cho một mảnh đời.

Cái đẹp mang tính chất tương đối. Bạn có thể mua sản phẩm hoàn hảo; nhưng cũng có thể mua sản phẩm kém hoàn hảo hơn một chút. Miễn là sâu trong thâm tâm; bạn hiểu mình đã làm một việc thiện. Đó là điều quan trọng nhất.

Với doanh nhân Trần Thị Thùy Trang, từng ngày sống là một ngày ý nghĩa

Mỗi người có mục tiêu phấn đấu khác nhau. Bạn có thể leo lên những nấc thang danh vọng; nhưng giá trị bạn mang lại cho xã hội không có; thì những gì bạn sở hữu cũng là vô nghĩa. Tôi thấy mình quá may mắn khi có một doanh nghiệp phát triển tốt; gia đình hạnh phúc. con cái chăm ngoan. Vậy nên tôi ý thức được mình phải làm gì đó san sẻ sự may mắn này; đến những hoàn cảnh kém may mắn hơn.

Tôi là một doanh nhân nghèo về tài sản; nhưng tôi tự hào mình giàu về tình thương yêu. Mặc dù doanh nghiệp của tôi đang trong giai đoạn tinh giản; và tối ưu hóa hoạt động. Lợi nhuận hàng tháng, ngoài việc chi trả lương thưởng và chi phí duy trì bộ máy; tôi vẫn dành một phần cố định để chăm lo cho người nghèo.

Nhiều người có thể xúc động khi nhìn thấy một mảnh đời bất hạnh; tôi cho đó là tình thương chưa đủ. Bằng những việc làm thiết thực dù là nhỏ nhất; hãy hành động thay vì xúc động! Bạn không ăn một bữa thịnh soạn hay không mua một món đồ đắt tiền; bạn chẳng sao cả. Nhưng đâu đó quanh bạn; có người chẳng có một gói mì hay một tấm áo ấm mùa giá rét.

Hãy cứ cho đi thật nhiều, rồi bạn sẽ nhận lại gấp bội. Tôi luôn tin là thế!

doanh nhan tran thi thuy trang 5

Thông tin thêm về doanh nhân Trần Thị Thùy Trang:

Doanh nhân Trần Thị Thùy Trang là Giám đốc công ty TNHH Thời trang Đan Châu. Hiện tại, doanh nhân Trần Thị Thùy Trang đang sở hữu 2 thương hiệu Đan Châu và An Nghiêm.

Thương hiệu Đan Châu của doanh nhân Trần Thị Thùy Trang kết hợp phong cách thời trang Pháp quyến rũ; quý phái, hiện đại và phong cách thời trang Á Đông nữ tính, duyên dáng và thanh lịch.

Doanh nhân Trần Thị Thùy Trang cho biết, An Nghiêm chuyên thiết kế và sản xuất những pháp phục; thời trang thêu tay, áo dài lễ hội và tràng hạt. Danh sách chuỗi cửa hàng của doanh nhân Trần Thị Thùy Trang và thông tin chi tiết, bạn có thể truy cập: www.danchau.comwww.annghiem.com.

Bài: Alex Võ
Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua