Vào những năm 1998–2000; khi công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới chỉ tập trung cho ô tô, xe máy và công nghệ; thì nông nghiệp đất đai, lương thực – nông sản vẫn chưa được xem trọng và đầu tư thỏa đáng. Công ty cổ phần Quốc tế Vạn Hưng của doanh nhân Dương Thúy Quyên liều lĩnh; bắt đầu với sản phẩm chè xanh Nghệ An, tươi, sạch, đóng túi và phát triển tại Hà Nội.
Nghiên cứu thị trường được tiến hành, nguồn nguyên liệu cũng có. Nhưng khi ra thị trường lại vướng vào chi phí và thói quen tiêu dùng; dự án chè xanh Nghệ An cũng không triển khai rộng rãi được.
Đứng trước làn sóng rau củ quả trôi nổi, bón thúc phân hóa học, dư lượng thuốc trừ sâu; và tăng trưởng vượt ngưỡng an toàn, doanh nhân Dương Thúy Quyên hoang mang cho bữa cơm của chính gia đình; và người thân của mình. Năm 2001, khi cửa hàng thực phẩm sạch còn đếm trên đầu ngón tay; doanh nhân Dương Thúy Quyên quyết định triển khai kinh doanh rau an toàn Đà Lạt tại Hà Nội. Không dừng lại ở đó, như một thôi thúc vô hình; chị nghĩ đến việc làm sao để nâng cao giá trị của những sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.
Nhiều khi nước mắt chảy vào trong
Lượng hàng rau sạch tại Đà Lạt nhiều, nhưng làm rau vất vả. Có những chuyến hàng rau ra đến nơi; nhìn chỉ muốn khóc vì rau hỏng cả chục thùng. Tôi còn nhớ, có đợt khách sạn đặt tới vài trăm ký rau để làm tiệc. Nhưng khi rau chuyển ra đến nơi thì bị dập hỏng hết; cả công ty phải huy động hết các mối quan hệ để mua rau sạch về chữa cháy. Đích thân tôi và bạn bè, khi không có người; phải trực tiếp nhặt rau, xếp rau rồi giao cho khách sạn.
Nhưng khó khăn trở ngại lớn nhất trong thời gian đó là vấn đề tâm lý của người thân trong gia đình. Cả nhà chưa có ai làm kinh doanh, nhất là kinh doanh rau như tôi thời đó. Việc tôi từ bỏ những bữa tiệc tùng, các buổi hội thảo có xe đưa đón; để đi làm chủ một cửa hàng rau, phải trực tiếp làm những việc tay chân và bán hàng; khiến gia đình không khỏi xót xa và ngậm ngùi cho bản thân tôi.
Thương nhất là mẹ. Mẹ bảo mẹ hy sinh vất vả cả đời để lo cho tôi ăn học thành người.
Mẹ mong tôi an nhàn sung sướng; chứ đâu muốn cho tôi học đại học rồi lại về bán rau như thế này. Nước mắt chảy vào trong, có thời gian tôi bị stress đến mức mất ngủ triền miên. Vì áp lực công việc, áp lực tâm lý từ gia đình; tôi sợ đối diện với mẹ. Tôi biết, có thể mẹ đã thất vọng vì tôi và tôi đau lòng về điều đó.
Nhưng bù lại, với lượng khách hàng đều là các thương hiệu có uy tín; như khách sạn Metropole, Hà Nội Opera, Movempick, Crown Westlake Plaza, Nikko; hệ thống Pizza Hut, rồi sau này Unimart, Tokyo Deli… đã tiếp thêm động lực để tôi tiếp tục gắn bó với rau sạch.
Sau này thị trường rau sạch nhiều người cùng khai thác và phát triển khắp Hà Nội; chúng tôi không chỉ đưa hàng vào khách sạn, siêu thị, mà còn tập trung đa dạng hóa các thực phẩm sạch khác như gạo; thịt cá, đồ khô và nhiều nguyên liệu khác.
Chặng đường dài với sữa từ hạt
Trong một chuyến công tác tại Hàn Quốc; nhìn thấy những chai sữa gạo được bày bán khắp mọi nơi; tôi rất băn khoăn: Đất nước mình trồng lúa gạo và nông sản rất nhiều; thậm chí trồng được theo chuẩn hữu cơ. Vậy sao lại không thể tạo giá trị gia tăng từ chính nông sản Việt?
Ý định tự làm ra món thức uống từ hạt nông sản miền quê Việt, phục vụ cho người Việt; đặc biệt là trẻ em đã đưa tôi đến một bước ngoặt mới. Đó là làm sữa từ các loại hạt với tên gọi: Sữa Mộc.
Ban đầu Sữa Mộc chỉ làm với quy mô handmade để phục vụ cho điểm bán tại chỗ. Quy trình ngâm, rang, nấu, xay, lọc, rót chai, bảo quản hoàn toàn thủ công. Thuở sơ khai, sản phẩm không khác gì nước cơm, nước cháo, nhạt và khó uống. Phải mất 3, 4 tháng cùng hàng chục lần thử đi thử lại các loại gạo; thay đổi công thức, thêm thêm, bớt bớt, tôi và cộng sự mới thành công với món sữa gạo.
Đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu mới thấy; các loại hạt chứa hàm lượng tinh bột, chất béo, đường… rất cao. Món sữa làm từ hạt cũng bổ dưỡng, cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể; không kém bất kỳ một sản phẩm dinh dưỡng nào. Tôi tiếp tục thử nghiệm thêm nhiều sản phẩm làm từ các loại hạt khác như đậu gà; hạnh nhân, óc chó, hạt điều, hạt sen, yến mạch, cốm… Khi thị trường bắt đầu đón nhận; tôi thành lập công ty Soflora và lập kế hoạch cho chặng đường dài mới.
Hoàn thiện sản phẩm từng ngày
Trở ngại với những người lần đầu trực tiếp sản xuất không thể lường hết được. Máy móc thiết bị chuyển từ TP. HCM ra; nhưng vận hành và thích nghi với điều kiện sản xuất là cả một vấn đề. Có những lúc mẻ sữa đang làm thì máy xay bị lỗi; lô vải lọc không đáp ứng yêu cầu hay phụ nữ vận hành thiết bị; động vào đâu là giật mình ở đó, quên khóa van xả; cả mẻ xay vài chục lít sữa trôi xuống cống…
Không thể kể hết những sự cố mà chúng tôi gặp phải trong thời gian 3 tháng đầu tiên lắp đặt nhà xưởng, thiết bị. Có những khi thở phào nhẹ nhõm vì đã hoàn thành xong lô sữa, nhưng đến sáng hôm sau; sữa bị tách lớp, nổi cặn và hỏng hết. Đó là lý do tôi quyết tâm đầu tư công nghệ hiện đại để phát triển.
Sữa Mộc ban đầu với quy trình thông thường, mặc dù được giám sát kỹ thuật chặt chẽ; nhưng thời gian bảo quản chỉ tối đa 2 ngày trong điều kiện nhiệt độ ổn định dưới 8oC. Đây là trở ngại lớn khi mở rộng thị trường.
Sữa giao đến những nơi xa cũng mất 1 ngày, chỉ còn 1 ngày để bán. Sữa hết date phải mang về và đổ bỏ gần như đến 40%. Tôi và cộng sự tự mày mò, rồi nhờ các chuyên gia trợ giúp. Quy trình công nghệ dần được cải tiến; tôi tiếp tục đầu tư thêm thiết bị, đào tạo lại công nhân. Giờ đây, Sữa Mộc là sản phẩm sữa hạt gần như đầu tiên trên thị trường có thời gian bảo quản 7 ngày; ở nhiệt độ mát và 6 tiếng ở nhiệt độ bình thường.
Tôi tin và hy vọng vào một ngày không xa; không chỉ thành thị mà các tỉnh xa hay gần, trẻ em và phụ nữ sẽ được tiếp cận; và lựa chọn sữa hạt cho nhu cầu thức uống hàng ngày, thay cho nước ngọt; nước hương liệu đang tràn lan từng ngõ ngách. Khó khăn thách thức còn nhiều, nhưng tôi muốn bắt đầu với câu hỏi tại sao; và tiếp tục cũng vẫn là câu hỏi tại sao, làm thế nào để tốt hơn mỗi ngày.
Thông tin thêm về doanh nhân Dương Thúy Quyên:
Doanh nhân Dương Thúy Quyên là chủ tịch HĐQT công ty Soflora. Trước đó, doanh nhân Dương Thúy Quyên từng giữ vị trí giám đốc tiếp thị Sannamfood và giám đốc cổ phần Quốc tế Vạn Hưng.
Sữa Mộc của doanh nhân Dương Thúy Quyên có 10 loại: sữa mè đen táo đỏ mật ong, trà sữa cốm, sữa bí đỏ hạt sen, sữa cốm lá nếp, sữa đậu gà hạt điều, sữa hạt điều ca cao, sữa hạt điều matcha, sữa yến mạch nghệ tươi, sữa óc chó hạnh nhân, gạo lứt hữu cơ.
Các sản phẩm 100% tự nhiên, không sữa động vật, không chất bảo quản, không đường tinh luyện và không hạt biến đổi gen.
Bài: Ngọc Vân
Tiếp Thị Gia Đình