Câu lạc bộ Khởi nghiệp Gia đình kỳ 10 đã tổ chức buổi sinh hoạt mang chủ đề: Chất lượng sản phẩm và Giá trị cốt lõi thương hiệu. Đồng hành cùng chương trình là thương hiệu mỹ phẩm Nhật Bản nổi tiếng Canmake Tokyo và ngân hàng Sacombank. Đây là hai thương hiệu tượng trưng cho giá trị bền vững; uy tín dài lâu trong lòng người tiêu dùng.
Chương trình được dẫn dắt bởi Host David Duy Hân; Giám đốc Tài Chính của Canmake Tokyo. Hai khách mời đặc biệt của chương trình kỳ này là doanh nhân Nguyễn Thanh Tòng; người sáng lập và điều hành của công ty quảng cáo Idea Guru và doanh nhân Rachel Phan; người đứng đầu chuỗi nhà hàng Ajisen Ramen tại Việt Nam.
Chất lượng sản phẩm – bài toán khó đòi hỏi cái tâm lớn của doanh nhân
Trong buổi thảo luận của Câu lạc bộ Khởi nghiệp Gia đình; khi Host Duy Hân chia sẻ về câu chuyện chất lượng hàng Việt dễ giảm sút theo thời gian cùng giá bán tăng lên; doanh nhân Rachel Phan thẳng thắn chia sẻ rằng khi mở rộng kinh doanh; nguồn cung sản phẩm là bài toán khó. Để kiểm soát được nguồn cung; họ phải thuê thêm nhiều người; mở thêm các phòng ban quản lý chất lượng đầu vào.
Do đó đẩy giá thành sản phẩm lên. Trong khi, đôi khi bản thân nguồn cung lại không thể kiểm soát hết do phụ thuộc… sở thích của nông dân; người sở hữu nguồn nguyên liệu. Khi chúng ta chỉ có một vườn dâu cho một cửa hàng thì dễ nhưng khi mở 10 cửa hàng thì khó. Nguồn cung cấp ổn định sẽ khó vô cùng. Yếu tố con người sẽ luôn thất thường, sự tăng giá của sản phẩm từ nguyên liệu khiến người kinh doanh rất khó để giữ nguyên giá sản phẩm.
Vậy khái niệm chất lượng sản phẩm có thể hiểu rộng đến đâu?
Hai khách mời còn chia sẻ tại Câu lạc bộ Khởi nghiệp Gia đình; đầu tiên, doanh nghiệp cần sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng; từ đó mà được khách hàng tín nhiệm. Song muốn thật sự được người tiêu dùng tín nhiệm; thì cùng với sản phẩm tốt; doanh nghiệp còn phải thực hiện một loạt dịch vụ cần thiết khác như: bảo hành, hướng dẫn sử dụng; bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ và các dịch vụ phụ trợ khác.
Chất lượng sản phẩm sẽ được thể hiện qua những yếu tố như:
– Sự hoàn thiện của sản phẩm. Đây là yếu tố để giúp chúng ta phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác. Điều này thường thể hiện thông qua các tiêu chuẩn mà nó đạt được. Đây cũng chính là điều tối thiểu mà mọi doanh nghiệp phải cung cấp cho khách hàng thông qua sản phẩm của mình.
– Giá cả: thể hiện chi phí để sản xuất (mua) sản phẩm và chi phí để khai thác và sử dụng nó. Người ta thường gọi đây là giá để thỏa mãn nhu cầu.
– Sự kịp thời, thể hiện cả về chất lượng và thời gian.
– Phù hợp với các điều kiện tiêu dùng cụ thể. Sản phẩm chỉ có thể được coi là chất lượng khi phù hợp với điều kiện tiêu dùng cụ thể. Doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý điều này khi tung sản phẩm vào các thị trường khác nhau để đảm bảo thành công trong kinh doanh.
Trong thực tế sản xuất kinh doanh; nếu không chú ý đầy đủ đến các yếu tố trên sẽ dẫn đến thiệt hại không nhỏ. Để làm được điều đó; chúng ta phải có ý thức về thực lực của mình và tuân thủ giá trị cốt lõi của mình.
Câu lạc bộ Khởi nghiệp Gia đình kỳ 10: Các bước xây dựng giá trị cốt lõi thương hiệu
Hai doanh nhân đã chia sẻ rằng; để xây dựng giá trị cốt lõi của thương hiệu; các thành viên sáng lập doanh nghiệp cần tự mô tả hệ niềm tin của cá nhân mình; có thể thuyết trình niềm tin này có phù hợp với sự nghiệp chung không.
– Bạn có thể giả định thử nghiệm tình huống kinh doanh khó khăn để xác định chính xác đâu mới là giá trị cốt lõi. Các thành viên ban lãnh đạo cùng nhau trả lời câu hỏi: Nếu khó khăn, không thể kinh doanh ngành này, hoặc không có lãi, những niềm tin này còn có giá trị không? Chúng ta có còn tin vào điều đó không? Nếu câu trả lời là vẫn tin tưởng, giá trị cốt lõi đó mới được lựa chọn.
Niềm tin là yếu tố hàng đầu
– Thông thường các thương hiệu chỉ tập trung xây dựng hệ thống giá trị cốt lõi mà bỏ qua việc mô tả, định nghĩa hành vi. Điều này khiến cho hệ niềm tin của tổ chức chỉ là các “vật trang trí đèm đẹp” cho bản thông điệp truyền thông thương hiệu; không đi được vào đời sống kinh doanh. Nhân sự trong nhiều tổ chức không biết; không nhớ hoặc không thấy niềm tin có giá trị. Hệ quả tiếp theo của điều này; khách hàng và công chúng không hề cảm nhận được mối dây liên hệ giữa thông điệp sứ mệnh; giá trị cốt lõi với hoạt động bán hàng, chăm sóc khách hàng của tổ chức.
– Xác định hành vi tiêu biểu cho các giá trị cốt lõi bao gồm: Định nghĩa giá trị cốt lõi. Xác định hành vi đúng/ phù hợp và sai/ không phù hợp với giá trị cốt lõi. Việc này nhằm hỗ trợ nhân viên trong tổ chức hiểu và vận dụng được hệ giá trị cốt lõi vào hoạt động kinh doanh.
– Bạn phải “thổi hồn” vào văn hóa ứng xử của nhân sự và thể hiện qua hoạt động giao thiệp với khách hàng. Giá trị cốt lõi đã được xây dựng, cần được truyền thông tích cực cả trong và ngoài tổ chức.
Tóm lại, khi chắc chắn về niềm tin và giá trị cốt lõi của thương hiệu, bạn sẽ sẵn sàng đương đầu với mọi sóng gió thương trường.
Đăng ký tham dự Câu lạc bộ Khởi nghiệp Gia đình kỳ 11
Mời bạn tham gia CLB Khởi nghiệp Gia đình kỳ thứ 11 với chủ đề Bạn đã sẵn sàng để khởi nghiệp chưa? (diễn ra vào ngày 16–12–2017) Để tham gia kỳ 11 và các kỳ tiếp theo, mời bạn đăng ký qua e-mail: clbkhoinghiep@sunflowermedia.vn.
CLB sinh hoạt hàng tháng với những chủ đề thiết thực và mở cửa miễn phí dành cho các bạn có nhu cầu học hỏi về khởi nghiệp. Đặc biệt, nếu bạn có ý tưởng kinh doanh, hãy đến và chia sẻ với chúng tôi vì có thể ý tưởng của bạn sẽ được chúng tôi chọn đầu tư!
Bài: NGUYỄN HẬU
Tiếp Thị Gia Đình