Chưa bao giờ cụm từ Quốc gia khởi nghiệp lại được nhắc đến nhiều như hiện nay. Tuy nhiên, con đường khởi nghiệp ở nước ta còn nhiều chông gai và rào cản lại đến từ những ảo tưởng, mông lung của chính người trong cuộc. Trong các cuộc hội thảo; nếu diễn giả là những người làm việc cho các quỹ đầu tư thì câu hỏi phổ biến nhất là: “Tôi đang có một dự án/ý tưởng rất hay, tôi rất tâm huyết với nó. Vậy làm thế nào tôi có thể gọi vốn đầu tư?”
Thấu hiểu những nhu cầu kiến thức thực tế từ những người mới bước chân vào kinh doanh; Câu lạc bộ Khởi nghiệp Gia đình đã tổ chức kỳ sinh hoạt thứ 9 với chủ đề: Gọi vốn đầu tư.
Những diễn giả tài năng hội ngộ khi Gọi vốn đầu tư
Chương trình được dẫn dắt bởi Host David Duy Hân; Giám đốc Tài Chính của Canmake Tokyo. Hai khách mời đặc biệt của chương trình kỳ này là chị Lê Hạnh – Tổng Giám đốc công ty TVHub; hiện đang chủ trì cuộc thi Shark Tank Việt Nam trên VTV3. Chị Phan Bích Hà; chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Bio Farm; Founder công ty Cổ phần Bio Planet.
Hai bóng hồng của Kỳ 9
Doanh nhân Lê Hạnh được biết đến là một trong những nữ tướng ngành truyền thông, truyền hình. Chị là người phụ trách sản xuất Shark Tank phiên bản Việt. Đây là chương trình truyền hình thực tế về khởi nghiệp thu hút hàng triệu người xem tại 30 quốc gia trên thế giới và giúp cho rất nhiều doanh nhân trẻ huy động vốn đầu tư thành công cho dự án khởi nghiệp.
Vị khách mời còn lại cũng rất đặc biệt. Trước khi bắt tay cùng các cộng sự thành lập BioFarm; chị Hà đã có gần 20 năm làm trong lĩnh vực truyền thông; 7 năm giữ chức vụ Giám đốc quốc gia của Công ty Motorola. Năm 2001, chị thành lập Công ty Biz Solutions với duy nhất 1 cộng sự và cùng nhau dẫn dắt công ty lớn mạnh với hơn 100 nhân viên tại 10 văn phòng trên khắp cả nước. Năm 2008, Biz Solutions kết hợp với Tập đoàn TBWA (Hoa Kỳ) để thành lập Tập đoàn TBWA Việt Nam; nơi cung cấp các dịch vụ và giải pháp marketing cho khách hàng và đối tác.
Mới đây BioFarm đã trở thành đối tác của đối tác của S-Foods – tập đoàn chuyên sản xuất; cung ứng sản phẩm từ thịt hàng đầu Nhật Bản để nhập khẩu bò Kobe về Việt Nam. Kinh nghiệm của một người có nhiều kinh nghiệm xoay sở trên thương trường sẽ mang đến những chia sẻ thiết thực cho các thành viên câu lạc bộ.
Kiến thức cụ thể về quỹ đầu tư
Khởi đầu chương trình với chủ đề Gọi vốn đầu tư; các thành viên câu lạc bộ đã có dịp cười sảng khoái với những chia sẻ từ doanh nhân Lê Hạnh. Chị kể về thời gian phải cầm giấy tờ nhà để có tiền kinh doanh; gia đình đã phải vừa ủng hộ vừa thấp thỏm ra sao. Chị cũng khuyên các thành viên rằng; để làm ăn lâu dài ta cần kêu gọi vốn đầu tư một cách chuyên nghiệp; chứ không nên cố gắng xoay sở từ nguồn vốn bạn bè, gia đình. Tiền mất, tình mất là hệ quả không khó để nhìn thấy.
Host David Duy Hân đã khéo léo đưa câu chuyện về trọng tâm của vấn đề Gọi vốn đầu tư; giúp các thành viên hiểu rõ về vai trò; trách nhiệm, quyền của các quỹ đầu tư. Anh đưa ra một khái niệm khá hấp dẫn; khi ví mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp với quỹ đầu tư không phải giống như hôn nhân – hãn hữu lắm mới phải ly dị. Đó là, mối quan hệ “quá giang”.
Mối quan hệ quá giang khi gọi vốn đầu tư
Chị Phan Bích Hà cũng cho rằng; trong giai đoạn đồng hành đó; họ sẽ cùng với chủ xe để vận hành chiếc xe hiệu quả hơn; tốn ít nhiên liệu nhưng chạy nhanh hơn; bán được nhiều hơn. Đến thời điểm chín muồi; họ sẽ bán lại phần góp vốn của mình để bước xuống xe với túi tiền to hơn lúc họ mang lên xe. Đó là mối quan hệ sòng phẳng. Vì chẳng ai có nhu cầu làm lợi cho ai.
Câu chuyện thực tế
Qua câu chuyện thực tế từ những cuộc thảo luận cân não; từ người khởi nghiệp và các cá mập chủ đầu tư của doanh nhân Lê Hạnh; các thành viên đã hiểu sự cam go của gọi vốn. Giới truyền thông đã nuôi ảo tưởng cho những người khởi nghiệp về sự “tăng trưởng thần kỳ” khi được quỹ đầu tư rót tiền. Đó chỉ là thông tin về kết quả mà không thể hiện được quá trình tiếp cận; tìm hiểu thỏa thuận cam go và tốn nhiều thời gian của cả hai bên. (Bạn có thể xem Shark Tank trên VTV3 để cảm nhận về điều này). Cũng như, không lý giải được nguyên do tại sao quỹ đầu tư lại chọn đầu tư vào công ty này mà không chọn công ty khác tương tự.
Sai lầm phổ biến của doanh nhân khởi nghiệp
1. Kế hoạch kinh doanh thiếu chuyên nghiệp và không chính xác
Đây là sai lầm phổ biến của doanh nhân đặc biệt là những người khởi nghiệp. Nếu doanh nghiệp không dành thời gian và công sức vào bản kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp với đầy đủ các nội dung phù hợp; đúng với tiêu chuẩn mà quỹ đầu tư yêu cầu thì chắc chắn sẽ không thành công khi gọi vốn. Những bản kế hoạch kinh doanh vẽ vời số liệu, phóng đại về triển vọng và không thực tế – sẽ cầm chắc thất bại.
2. Tập trung quá nhiều vào ý tưởng và quá ít vào quản lý
Ngay cả những chú ngựa đua xuất sắc nhất thế giới vẫn cần tới một nài ngựa giỏi; để dành phần thắng trong các cuộc đua. Sẽ chưa đủ để thuyết phục các quỹ đầu tư nếu chỉ đơn thuần đưa ra các ý tưởng kinh doanh lạ; độc đáo. Sức mạnh của doanh nghiệp đến từ đội ngũ nhân viên xuất sắc; phối hợp ăn ý. Nhiều công ty hay các chủ dự án bỏ qua yếu tố đội ngũ; phương thức quản lý cũng sẽ thất bại trong gọi vốn từ quỹ đầu tư.
Sự đồng hành từ những thương hiệu đỉnh cao
Thấu hiểu mong mỏi mang đến những kiến thức và giá trị kinh doanh vững bền cho xã hội, Câu lạc bộ Khởi nghiệp Gia đình hân hạnh được sự tài trợ của hai thương hiệu nổi tiếng thế giới.
Tokyo Optical Tập đoàn mắt kính Tokyo Optical thành lập từ năm 1883; hiện có trên 25 cửa hàng tại Nhật Bản và 6 cửa hàng tại nước ngoài như: Hồng Kông, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan, Honolulu, Việt Nam. Toàn bộ mắt kính Tokyo Optical đều được nhập trực tiếp tại Nhật Bản; và là những mặt hàng chất lượng cao đang được lưu hành tại thị trường.
Puressentiel là hãng chuyên sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ các loại tinh dầu và chiết xuất từ thiên nhiên của Pháp. Puressentiel đã cho ra đời hơn 200 sản phẩm cho các dòng hàng từ thanh lọc & làm sạch, hỗ trợ hô hấp, nghỉ ngơi thư giãn, giảm cân, giảm đau… Đây là nhãn hàng được tín nhiệm bởi nhiều bác sĩ và dược sỹ tại Pháp.
Bài: NGUYỄN HẬU
Tiếp Thị Gia Đình