Câu lạc bộ Khởi nghiệp Gia đình đã đi qua 7 kỳ sinh hoạt; với nhiều khía cạnh xoay quanh vấn đề kinh doanh và khởi nghiệp. Đề tài của kỳ thứ 8 của Câu lạc bộ Khởi nghiệp Gia đình vừa diễn ra vào ngày 23–9 vừa qua; đã đi vào trọng tâm trăn trở của người ôm mộng khởi nghiệp. Đó là CHỌN MÔ HÌNH KINH DOANH: SÁNG TẠO HAY THEO TRÀO LƯU?
Một tiếng trước giờ hội thảo Câu lạc bộ Khởi nghiệp Gia đình; đã có nhiều thành viên đến phòng hội nghị tại khách sạn Grand Silverland (Lý Tự Trọng, Q.1, TP. HCM); để dùng tiệc trà sáng và giao lưu. Chương trình còn thu hút cả những doanh nhân đã thành công trên thương trường đến tham dự; như Megan Lam (Lâm Hải Vi), Giám đốc phát triển thị trường Việt Nam của Tập đoàn công nghệ Par 3 Software Singapore; chị Lyna, Giám đốc Công ty TNHH DV UM.
Câu lạc bộ Khởi nghiệp Gia đình được dẫn dắt bởi host David Duy Hân, Giám đốc Tài chính Canmake Tokyo; và hai doanh nhân nổi tiếng. Đó là chị Ngô Thị Báu – người sáng lập hãng thời trang Foci; và chuỗi nhà hàng Shabu Kichoo, cùng anh Lê Đăng Khoa – Chủ tịch công ty TNHH Đầu tư & Xây dựng BĐS Lê Real; và Khu du lịch sinh thái The Bamboo – Tre Việt; công ty startup Zita được ví như Google Maps cho thị trường bất động sản Việt Nam; Đội bóng rổ Danang Dragon vừa đoạt chức vô địch VBA 2016…
Khác biệt đi trước sáng tạo
Ngay những phút đầu tiên của Câu lạc bộ Khởi nghiệp Gia đình, hai diễn giả; và host Duy Hân đã tranh luận sôi nổi về sáng tạo trong mô hình kinh doanh theo trào lưu. Diễn giả đưa ra những vấn đề cốt lõi của thực tế khởi nghiệp như xoay tiền vốn, khi nào chốt lỗ; tư duy hệ thống và tính khả thi của mọi quyết định. Bạn không thể thuê một cái mặt bằng đẹp đẹp, rẻ rẻ; và nghĩ xem nên kinh doanh gì với nó. Bạn phải xong mọi ý tưởng, khâu chuẩn bị; và cách thực hiện trên giấy rồi mới kiếm mặt bằng.
Chúng ta thường bàn về thuật ngữ mô hình kinh doanh khi thảo luận về khởi nghiệp. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là mô hình kinh doanh là gì? Một mô hình kinh doanh sẽ giải thích cho khách hàng biết công ty bạn kinh doanh về lĩnh vực gì; tại sao các sản phẩm của bạn lại được yêu thích hơn; so với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh…
Doanh nhân Lê Đăng Khoa khẳng định tại Câu lạc bộ Khởi nghiệp Gia đình, một thương hiệu chỉ tạm định hình; và thành công khi đi qua 10 năm xây dựng. Trong thời gian đó, bạn không tránh được việc thất bại, trả giá. Tuy nhiên, dẫu thế nào thì bạn luôn phải tự hỏi: Làm sao xây dựng thương hiệu nhanh; hiệu quả, bùng nổ? Bạn sáng tạo mà không ai biết bạn thì cũng vô hiệu. Nước ta có hàng vạn người đẹp nhưng chỉ có vài cô là hoa hậu. Đó là xây dựng thương hiệu. Vậy, lý do gì người ta phải biết thương hiệu của bạn? Bạn đẹp cho riêng bạn thì có ích gì?
Cả hai diễn giả của Câu lạc bộ Khởi nghiệp Gia đình kỳ này đều khẳng định: Trong thế giới phẳng ngày nay; bạn đừng mong sáng tạo ra một thứ mới hoàn toàn. Hãy cập nhật trào lưu và tìm cách đặt sáng tạo vào nhu cầu của thị trường. Bạn đừng chỉ theo đuổi sự khác biệt hoặc chỉ theo đuổi chi phí thấp. Hãy đặt toàn bộ tâm sức cho cả hai mục tiêu đó.
Chúng ta có thể tiếp cận hàng ngàn mô hình kinh doanh trên thế giới bằng Google. Concept sẽ hiện lên bạt ngàn. Hãy tìm hiểu và tìm ra ý tưởng mà bạn có thể áp dụng. Sau đó, hãy nghĩ xem, nếu bạn làm, bạn sẽ làm từ đâu, có gì sáng tạo hơn?
Bạn nên quên chuyện ý tưởng của bạn là duy nhất, nếu có duy nhất thì cũng chỉ tồn tại vài ngày. Vậy bạn cần lưu ý vài điều: Phải có ý tưởng kinh doanh mới lạ; khác biệt (chưa phải sáng tạo) trong một ngành nghề đã có nhiều người làm. Muốn vậy phải nghiên cứu thị trường. Ví dụ, diễn giả Đăng Khoa đã đầu tư mô hình vừa bán trà – cà phê; và bán hoa trong cùng một tụ điểm. Nó đủ lạ và nhiều “đồ chơi” kết hợp để mô hình tồn tại.
Anh kể: “Tôi không ngồi nhà để vẽ ra việc bán cà phê. Thị trường đó cạnh tranh khốc liệt nhất Việt Nam. Tôi phải đi uống cà phê của mọi thương hiệu trong thành phố, khảo sát giá, tìm hiểu thế nào là một ly cà phê ngon, ly trà ngon… Rồi không gian nào khiến mình thoải mái, tiện lợi… Bạn phải biết sợ thua. Họ đi trước bạn, đừng quên điều đó. Khi biết kính trọng đối thủ và người đi trước; chúng ta sẽ không ảo tưởng về bản thân; cẩn trọng nghiên cứu tìm hiểu từ mọi khía cạnh trước khi startup.
Doanh nhân Ngô Thị Báu cũng khẳng định tại Câu lạc bộ Khởi nghiệp Gia đình; nếu bạn định tạo ra một thương hiệu cà phê mới tại Việt Nam; điều đó gần như không tưởng. Bạn có thể kinh doanh nhượng quyền hoặc tìm cách lifestyle hóa một không gian; một nhu cầu thị trường. Ngon là tất nhiên. Nhưng cảm giác uống, không gian uống, nơi để hẹn hò; nơi để người ta muốn đến. Nơi bạn tạo ra dù quy mô nhỏ hơn các ông lớn nhưng bạn phải chắc chắn không gian của bạn độc đáo hơn. Đó là ví dụ vừa sáng tạo vừa theo trào lưu.
Câu lạc bộ Khởi nghiệp Gia đình cũng đưa ra những lời khuyên
Bắt tay ngay vào việc, tiền vốn sẽ xuất hiện
Với những người mới khởi nghiệp, những bước đầu tiên bao giờ cũng khó khăn nhất. Sự băn khoăn thường là có quá nhiều thứ cần làm mà không biết phải bắt đầu làm từ đâu; điều này sẽ khiến ý tưởng kinh doanh của bạn mãi chỉ là ý tưởng. Hãy bắt tay làm ngay bất kì việc nào nằm trong tầm tay của bạn. Bắt đầu từ những việc bạn thích làm nhất. Sau khi hoàn thành được những nhiệm vụ đơn giản; bạn sẽ có thêm động lực để bắt tay vào làm những việc khó khăn; phức tạp hơn. Khi thực sự làm, bạn cũng dễ xoay tiền vốn hơn; thuyết phục những người bạn muốn vay tiền hơn.
Cập nhật thông tin, phân tích xu hướng, tìm cơ hội
Biết trước thông tin có thể giúp bạn; và doanh nghiệp linh hoạt thích nghi với thay đổi. Sự sáng tạo giúp bạn tận dụng được những thông tin này. Thay vì phải thích nghi với mọi thứ; người sáng tạo chọn cách thích nghi với những gì họ thấy phù hợp; và nhìn thấy những khoảng trống của cơ hội.
Ví dụ từ câu hỏi của host Duy Hân: Diễn viên Quý Bình mở trà sữa; mì cay ở khu vực Củ Chi và thắng lớn. Vì nơi đó, giới trẻ không có chỗ hẹn hò; thiếu những quán ăn sành điệu – giá rẻ như phố lớn… Liệu Quý Bình đã có thể yên tâm chưa? Diễn giả Đăng Khoa trả lời: “Bạn cần nhìn rộng hơn khi đặt mình vào vị trí Quý Bình. Anh là tân binh nhảy vào một thị trường tiềm năng và thành công. Nhưng, các ông lớn sẽ nhanh chóng nhảy vào, mang theo concept đã nổi tiếng của mình; cạnh tranh dữ dội với Quý Bình bằng cả chục cửa hàng. Hãy luôn hỏi: Mình sẽ làm gì tiếp theo sau khi thành công? Đó là thương trường, rất khốc liệt.
Nokia, Kodak là những tấm gương để bạn nhớ rằng; dừng sáng tạo là sẽ chết”.
Đặt những câu hỏi không giống ai
Nếu bạn đặt câu hỏi không giống ai; bạn sẽ nhận được những kết quả không giống với những gì cả thế giới nhìn thấy. Tất cả những người tạo ra những phát kiến vĩ đại đều là những người đủ can đảm đặt những câu hỏi như vậy; bất chấp việc người khác cười nhạo. Họ không sợ bị chê cười là có những ý tưởng “điên khùng”.
Hiểu rõ bản thân và khả năng của mình
Điều quan trọng là không cần phải lao đầu vào xây dựng những tài năng mà bạn còn thiếu; mà nên tập trung và phát triển những điểm mạnh để điểm yếu không còn là vấn đề nữa. Nghĩa là, đừng quá cầu toàn, bạn nên dành ít thời gian để hoàn thiện điểm yếu; nhưng chú tâm xây dựng điểm mạnh của mình. Tập trung làm một thứ thật tốt còn hơn làm mười thứ chỉ xoàng xoàng. Tuy nhiên, bạn cần đi học nâng cao/bổ sung về chiến lược kinh doanh, marketing… để quản lý tốt hơn.
Vô hiệu hóa cạnh tranh
Doanh nhân Lê Đăng Khoa ở Câu lạc bộ Khởi nghiệp Gia đình đã đưa ra khái niệm rất thú vị từ cuốn sách Đại dương xanh. Đỉnh cao của kinh doanh là vô hiệu hóa cạnh tranh. Bạn phải biết mình đứng ở đâu khi đứng cạnh những đối thủ và trong mắt khách hàng. Ý tưởng chỉ hay khi nó có thể thực hiện. Nếu bạn giỏi thì đừng khai thác tiếp các nhu cầu hiện có, hãy tạo ra và giành lấy các nhu cầu mới.
Dám trải nghiệm
Những người sáng tạo thường đi chệch các quy tắc, định kiến. Quan sát mọi vật từ nhiều phía khác nhau, thách thức bất kì những gì đang tồn tại. Đừng quá e dè, lo lắng và quan tâm đến việc người khác nghĩ gì về mình. Nếu bạn ngồi trong cửa hàng của mình; và thấy chẳng có gì thú vị thì người khác cũng thấy vậy. Vậy hãy thử tiếp cận mọi khâu theo cách khác biệt.
Tiếp cận công nghệ mới
Không có ngành công nghiệp nào thay đổi nhanh chóng; và lệ thuộc nhiều vào sự sáng tạo hơn công nghệ. Cho nên bạn cần phải tiếp cận và có khả năng vận dụng khoa học công nghệ; mang lại lợi ích cho việc kinh doanh của bạn. Bạn không nhất thiết phải là một người có bằng cấp công nghệ, bạn có thể làm quen hay thuê một người am hiểu về công nghệ. Những công cụ, dịch vụ, công nghệ sẽ tiết kiệm cho bạn rất nhiều chi phí; và thời gian để bạn có thể tập trung vào việc phát triển chiến lược kinh doanh.
Để kiếm thêm nhiều tiền
Bạn hãy xây dựng mối quan hệ; và học hỏi từ những người giỏi trong lĩnh vực mà bạn theo đuổi. Họ là những người biết đặt câu hỏi; kiên trì và giao tiếp khôn khéo. Những người sáng tạo quan sát mọi thứ từ nhiều quan điểm khác nhau; và đặt ra hàng loạt những lời giải – trong khi những người khác hài lòng với một câu trả lời; hay giải pháp. Bởi sáng tạo trong kinh doanh không mang lại ý nghĩa gì; nếu không hành động, không áp dụng vào thực tế.
Câu lạc bộ Khởi nghiệp Gia đình hướng đến thưởng thức tinh hoa
Nhu cầu khởi nghiệp đến từ những người có khát vọng, ý chí và nỗ lực học hỏi; đam mê sáng tạo không ngừng. Bản thân những người khởi nghiệp luôn hướng đến; và lựa chọn những sản phẩm tinh hoa vì thói quen thấu đáo tìm hiểu kiến thức, thẩm mỹ.
Thấu hiểu những giá trị này, hai nhãn hàng nổi tiếng đến từ Pháp; là thương hiệu mỹ phẩm lừng danh 80 năm lịch sử Vichy và nhãn hàng nước trái cây nổi tiếng Granini đã đồng hành cùng Câu lạc bộ Khởi nghiệp Gia đình.
Đặc biệt, kỳ 8 này còn có sự tài trợ đồng hành đặc biệt của thương hiệu Delicacy – Thưởng Thức Tinh Hoa; chuyên nhập khẩu những dòng hàng cao cấp của tinh hoa văn hóa ẩm thực thế giới.
Các thành viên Câu lạc bộ Khởi nghiệp Gia đình đã dành nhiều thời gian để soi da từ nhãn hàng Vichy; dùng thử nước trái cây Granini tuyệt ngon; và thưởng thức chiêm ngưỡng những mặt hàng xa xỉ, tinh túy của Delicacy tại buổi hội thảo.
Bài: Nguyễn Hậu
Tiếp Thị Gia Đình