Gan là bộ máy chủ yếu trong việc chuyển hóa, thải độc của cơ thể. Chính vì lẽ đó, với những người mắc bệnh mạn tính cơ thể suy yếu; phải dùng thuốc điều trị thường xuyên và lâu dài thì nguy cơ cao bị bệnh gan, tổn thương gan, gia tăng mắc các bệnh về gan; suy giảm chức năng gan. Vậy người mắc bệnh mạn tính phải làm gì; chăm sóc lá gan thế nào để gan không bị ảnh hưởng?
Vì sao người mắc bệnh mạn tính gan dễ bị tổn thương?
Tại Việt Nam trong những năm gần đây; cùng với phương thức làm việc và lối sinh hoạt thay đổi theo hướng ít vận động; thực phẩm bẩn tràn lan đi kèm thói quen sử dụng thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp tăng lên; thì tình hình biến đổi khí hậu, môi trường cũng ngày càng ô nhiễm; là các tác nhân chính làm tăng mạnh số người mắc bệnh mạn tính. Nhất là với người càng cao tuổi, quá trình cơ thể bị lão hóa khiến cho sức khỏe cũng dần suy giảm; do đó càng dễ gặp nhiều bệnh gan hơn như tăng huyết áp; tiểu đường, tim mạch, suy giảm chức năng gan, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ,…
Khi đó, người bệnh phải cầu cứu đến các loại thuốc để hỗ trợ theo các cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên, quá trình sử dụng thuốc khiến cho gan dễ bị tổn thương. Do gan có vai trò hết sức thiết yếu; tham gia hầu hết vào các quá trình tiêu hóa, chuyển hóa, khử độc, đào thải… trong cơ thể.
Lá gan không có lỗi, lỗi tại thuốc men
Theo Ths. Nguyên Hồng Hà – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, việc sử dụng nhiều loại thuốc trong thời gian dài để điều trị các bệnh mạn tính; cũng là một gánh nặng khiến chức năng gan phải hoạt động nhiều hơn; và dẫn đến tình trạng suy giảm rõ rệt, khả năng thải độc càng lúc càng kém, sức đề kháng cơ thể cũng từ đó mà kém theo, điều mà ai cũng nhận định được rằng tế bào gan bị thoái hóa.
Nếu không biết cách bảo vệ; những căn bệnh mà lá gan của người mắc bệnh mạn tính sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh gan: rối loạn chức năng gan, viêm gan, suy gan, gan nhiễm mỡ, nhiễm siêu vi,… hay những căn bệnh phức tạp; và rất nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan…
Mối “oan gia” giữa thuốc và bệnh gan
Ths Nguyễn Vân Anh cho biết thêm, phần lớn thuốc khi vào cơ thể được chuyển hóa tại gan trước khi được đào thải qua đường mật hoặc qua thận. Bình thường, thuốc đưa vào cơ thể là chất không độc; nhưng sau khi được chuyển hóa tại gan, một số thuốc trở thành chất gây độc với chính bản thân bệnh gan.
Thuốc có thể gây độc cho gan ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến hoại tử rất nặng; bệnh gan có thể cấp tính nhưng cũng có thể mạn tính. Bệnh thường xuất hiện trong vòng từ 5 – 90 ngày sau khi dùng thuốc; với biểu hiện rất khác nhau, thậm chí có trường hợp suy gan nặng dẫn đến tử vong.
Với sự ra đời của nhiều thuốc mới, danh sách các thuốc gây độc cho gan ngày càng dài thêm; trong đó phải kể đến các nhóm thuốc như giảm đau hạ sốt, thuốc kháng virut, thuốc điều trị lao,… Ngoài ra, một số nhóm thuốc khác cũng có thể gây hại gan như thuốc điều trị nấm (nystatin, ketoconazole, fuconazole,…); thuốc kháng giáp trạng (PTU, MTU,…); thuốc điều trị đái tháo đường (sulfamid, troglitazone, rosiglitazole,…); thuốc điều trị bệnh tim mạch (amiodazon, methyldopa, quinidine,…), thuốc chống co giật (phenytoin, carbamazepin,…).
Chính vì vậy, để dùng thuốc an toàn, người bệnh cần hết sức tuân thủ hướng dẫn; y lệnh của bác sĩ, không được lạm dụng thuốc và tự ý dùng thuốc, khi dùng thuốc mà có biểu hiện như chán ăn sợ mỡ, nước tiểu sẫm màu, đau tức vùng gan thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra phát hiện và điều trị kịp thời.
Làm gì để gan người bệnh mạn tính không bị ảnh hưởng?
Khuyến cáo gần đây về việc điều trị sớm các bệnh mạn tính thường gặp ở người luống tuổi; như tiểu đường, tăng huyết áp,… để giảm gánh nặng cho gan là người bệnh cần thực hiện mọi khuyến cáo theo y lệnh của bác sĩ; nhất là việc sử dụng thuốc điều trị như: đúng liều lượng, kiểm soát chặt chẽ; và cần hỏi ý kiến bác sĩ về cảnh báo tác dụng phụ có thể xảy ra.
Khi người bệnh uống thuốc thấy có biểu hiện bất thường; về suy giảm chức năng gan (mệt mỏi, chán ăn, trướng bụng đặc biệt là các thức ăn có nhiều dầu mỡ), đau tức hạ sườn phải, táo bón,…; hay những biểu hiện ra bên ngoài như: vàng da – sạm da, nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt,…; cần thông báo ngay cho bác sĩ để có thể cân nhắc thay thuốc điều trị và tư vấn thêm.
Bên cạnh những tác dụng phụ của thuốc; chúng ta cũng cần chú ý một số yếu tố làm tăng độc tính của thuốc đối với gan đó là rượu (rượu làm tăng độc tính của hầu hết thuốc đối với gan); có bệnh lý gan mật từ trước, liều lượng của thuốc (một số thuốc dùng ở liều thấp thì an toàn nhưng dùng ở liều cao hoặc quá liều sẽ gây ngộ độc cấp cho gan); sự tương tác giữa các thuốc làm tăng khả năng gây độc cho gan,…
Làm gì để bảo vệ sức khỏe trước nguy cơ bệnh gan
Để bảo vệ sức khỏe cũng như lá gan người mắc bệnh mạn tính; theo chuyên gia dinh dưỡng – TS. Từ Ngữ – Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết; cần sử dụng thuốc hợp lý theo chỉ định. Ngoài ra phải biết duy trì một lối sống lành mạnh; ăn uống điều độ, hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, không dùng nhiều rượu bia, cà phê, thuốc lá,… tăng cường tập luyện thể dục – thể thao, không nên lao động quá sức; đồng thời thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể với các vitamin nhóm B, C, củ quả tự nhiên có lợi cho gan, giúp gan thải độc, phục hồi chức năng gan như: đu đủ, củ cải, mướp đắng, gấc, lêkima và tỏi,…
Để có hiệu quả giải độc gan tốt hơn, có thể sử dụng sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại; chiết xuất từ các loại củ quả tự nhiên này như một giải pháp giúp tăng thải độc tố do thuốc tích tụ; giảm triệu chứng do suy giảm chức năng gan. Tuy nhiên, cần phải lựa chọn sử dụng sản phẩm từ nhà sản xuất uy tín; có chứng nhận rõ ràng về tính hiệu quả và an toàn.
Bạn có biết?
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Naturenz được sản xuất bởi DHG Pharma; giúp hạ men gan, bổ gan, mát gan, hỗ trợ điều trị viêm gan và gan nhiễm mỡ, giúp giảm dấu hiệu đau tức hạ sườn phải, mệt mỏi, khó tiêu, trướng bụng, ăn ngủ kém,… Naturenz là công trình nghiên cứu trên 20 năm của Viện công nghệ sinh học, ứng dụng công nghệ sinh học, chiết xuất enzym từ củ quả tự nhiên. Hiệu quả Naturenz đã được chứng minh bằng thử nghiệm lâm sàng giúp hạ men gan trong 6 tuần đối với các nhóm bệnh gan.
Hotline: 02923.899.000
Facebook: https://www.facebook.com/ChuyengiaNaturenz/
Website: http://benhviengan.vn
Bài: Minh Đức
Tiếp Thị Gia Đình