Quan điểm khởi nghiệp sai lầm phổ biến và thường gặp nhất

Trong câu chuyện khởi nghiệp tồn tại rất nhiều quan niệm sai lầm được phương tiện truyền thông phổ biến nhưng chẳng có nhà sáng lập, chuyên gia hay bất cứ ai đang điều hành doanh nghiệp lên tiếng đính chính

Trong nhiều trường hợp, những quan điểm khởi nghiệp sai lầm có thể đem lại tiềm lực cho start-up. Nhưng đó là số ít. Tệ hơn, đa phần đều dẫn đến thất bại. Đây là bốn trong số những quan niệm khởi nghiệp sai lầm đang được lan truyền hiện nay.

Quan điểm khởi nghiệp sai lầm 1: Ý TƯỞNG TUYỆT VỜI + TÍNH XÁC QUYẾT = THÀNH CÔNG

Một start-up hay doanh nhân kiên định theo đuổi ý tưởng để phát triển sản phẩm; nhằm giải quyết một vấn đề hay nhu cầu cụ thể của thị trường là điều tiên quyết để thành công. Tuy nhiên, công ty muốn vận hành và phát triển đòi hỏi nhiều hơn một ý tưởng mới lạ. Bằng chứng là rất nhiều doanh nhân quyết tâm theo đuổi đam mê; nhưng kết quả vẫn phải đóng cửa từ biệt “đứa con” của mình. Đây là quan điểm khởi nghiệp sai lầm mà rất nhiều người gặp phải.

quan diem khoi nghiep sai lam 1

Trên thực tế, 90% các doanh nghiệp mới thành lập gặp thất bại. Nếu kiểm tra, trong số 10% thành công còn lại; rất ít doanh nghiệp thực sự bắt đầu từ một ý tưởng tuyệt vời ngay từ đầu. Một vài ví dụ có thể kể ra: Evan Spiegel, người sáng lập Snapchat; gặp thất bại trong lần đầu ra mắt. Steve Jobs cũng không thành công với lần ra mắt chiếc máy tính Apple đầu tiên. YouTube khởi đầu là một website hẹn hò. Pinterest ban đầu là một trang thương mại điện tử với tên gọi Tote.

Những ví dụ này cho thấy, bạn không nhất thiết phải tìm kiếm ý tưởng mới để bắt đầu khởi nghiệp.

Bạn đôi khi chỉ cần tìm giải pháp trong cái cũ mà thị trường đòi hỏi; hoặc hoàn thiện hơn sản phẩm của mình. Thực sự, nếu những nhà sáng lập các công ty khổng lồ này quyết tâm thực hiện ý tưởng ban đầu đến cùng; thì rất có thể họ đã gia nhập câu lạc bộ 90% start-up thất bại.

Thay vì làm theo công thức có sẵn, thì tốt hơn hết, bạn nên nhảy vào thị trường; thử nghiệm sản phẩm, thu thập phản hồi từ người tiêu dùng; và tinh chỉnh sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu.

Quan điểm khởi nghiệp sai lầm 2: START-UP THÀNH CÔNG LUÔN PHÁT MINH RA CÁI MỚI

Lại một câu chuyện cổ tích khác lan truyền rằng công ty start-up muốn thành công phải phát minh ra một điều gì đó làm thay đổi; gián đoạn hành vi thị trường và người tiêu dùng như cách Apple phát minh ra điện thoại chỉ một nút. Quan điểm khởi nghiệp sai lầm không ít người đang mắc phải.

quan diem khoi nghiep gia dinh 2

Nhiều người xem việc “đổi mới” đồng nghĩa với “sáng chế” hay tạo ra thứ gì mới. Tuy nhiên trên thực tế, chỉ có một vài người thành công với việc phát minh ra cái mới thực sự. Thậm chí, các công ty như Google, Facebook…; lúc ban đầu cũng chẳng bị ám ảnh bởi việc phải tạo ra điều mà thế giới chưa từng có.

Việc phát minh cái mới thường không quá quan trọng. Thay vào đó bạn có thể “đổi mới”. Đổi mới thực sự là kết hợp sáng tạo mới lạ cộng với nhu cầu của thị trường.

Quan điểm khởi nghiệp sai lầm 3: BẠN CẦN TẠO SẢN PHẨM CHO NHU CẦU SỐ ĐÔNG

Các nhà khởi nghiệp thường có niềm tin sai lầm rằng; họ phải cố gắng tạo ra sản phẩm phù hợp với hầu hết mọi người thì mới có cơ may thành công. Để đạt được điều này, các doanh nhân thiếu kinh nghiệm liên tục sửa đổi sản phẩm; thêm tính năng mới với hy vọng sản phẩm sẽ sớm đến tay người tiêu dùng cũng như được ủng hộ.

quan diem khoi nghiep sai lam 3

Chẳng hạn, nhiều người cố gắng xây dựng một mạng xã hội tương tự Facebook nhưng tốt hơn và cố gắng đưa vào thị trường. Tuy nhiên, tất cả quên rằng Mark Zuckerberg và các đồng nghiệp lúc ban đầu không nhắm mục tiêu vào thị trường đại chúng. Thay vào đó, Facebook chỉ tìm cách chinh phục sinh viên trường Ivy League, thị trường Mark cho là thích hợp.

Trái ngược với quan niệm người thành công luôn đi theo số đông.

Người thành công thực sự lại luôn cố gắng phá vỡ những quy chuẩn có sẵn. Thách thức họ đối mặt thường là vấn đề khách hàng chủ đạo không tin tưởng vào công nghệ mới. Bởi nhóm khách hàng này thường có xu hướng tìm kiếm sự an toàn, bảo mật từ những thương hiệu uy tín. Đây cũng là hạn chế của những công ty khởi nghiệp: “chiến đấu” với các thương hiệu uy tín có sẵn, lâu đời trên thị trường.

Nếu là người mới, để tránh quan điểm khởi nghiệp sai lầm; bạn nên bắt đầu nhắm đến thị trường nhỏ hoặc thị trường ngách. Bạn không nên thuộc về đa số; hãy nhắm mục tiêu đến những người chấp nhận cái mới và thích mạo hiểm. Nhóm người này luôn mong muốn nắm lấy những ý tưởng và công nghệ mới; nên sẽ là đại diện cho nguồn thông tin phản hồi về sản phẩm tuyệt vời dành cho bạn.

Quan điểm khởi nghiệp sai lầm 4: KHỞI NGHIỆP CHỈ THÀNH CÔNG KHI BẠN KÊU GỌI ĐƯỢC VỐN LỚN

Với quan điểm khởi nghiệp sai lầm này, rất nhiều doanh nhân tin rằng: “Bạn cần có tiền để kiếm tiền”. Theo một nghĩa nào đó, điều này là tất nhiên. Khởi nghiệp mà không một xu dính túi thì khởi bằng cách nào? Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu và các nhân chứng điển hình cho thấy đôi khi, bạn không cần quá nhiều tiền để khởi nghiệp.

quan điểm khởi nghiệp sai lầm 4

Ví dụ gần đây là sự thất bại của Color Labs, ứng dụng chia sẻ ảnh khởi nghiệp cùng thời điểm với Instagram. Không giống Instagram, những người sáng lập Color Labs gây được quỹ 41 triệu đô-la Mỹ. Khi có tiền, họ đã chi mạnh cho đội ngũ hùng hậu nhưng vẫn nhận lại cái kết “đắng”: hết tiền và đóng cửa.

Trong khi Instagram chỉ bắt đầu với hai chàng sinh viên nhưng đã bán cho Facebook với giá 1 tỷ đô-la Mỹ trong năm 2012. Bởi đơn giản, một khi bạn kêu gọi được vốn lớn, các nhà đầu tư hy vọng bạn sẽ thành công lớn. Do đó, bạn sẽ khó thay đổi hướng đi, ngay cả khi đó là nhu cầu thị trường cần.

Ngược lại, nếu bạn bắt đầu bằng cách giữ chi tiêu ở số tiền hợp lý và phân bổ ngân sách chiến lược, bạn sẽ duy trì được tính linh hoạt cao với những bài kiểm tra, tinh chỉnh cho sản phẩm. Một khi bạn đã chứng minh được mình có một sản phẩm tốt thì miếng bánh thị trường bạn có được là bánh ngọt.

Hãy tránh 4 quan điểm khởi nghiệp sai lầm thường gặp ở trên nhé! Chúc các bạn thành công trên con đường tạo dựng sự nghiệp riêng.

Bài: Bảo Uyên
Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua