Khó ngủ hoặc ngủ không sâu khiến bạn mệt mỏi, uể oải, khó tập trung. Những bí quyết vàng sau đây sẽ giúp bạn lấy lại được giấc ngủ sâu chất lượng chỉ bằng vài thói quen nhỏ mỗi ngày.
10 bí quyết giúp bạn bỏ tật ngủ xấu, học cách ngủ sâu
1. Tắm ánh sáng: Sau khi thức dậy, bạn mở rèm cửa hoặc bật đèn lên để đón ánh sáng. Cách “tắm ánh sáng” trong khoảng 1 tiếng này sẽ giúp não bộ thức tỉnh, giảm lượng tiết hormone gây buồn ngủ melatonin, cho bạn một ngày mới tràn đầy năng lượng.
2. Nhắm mắt ngắn giây: Ban ngày, nếu quá buồn ngủ, bạn chỉ nên nhắm mắt nghỉ ngơi trong khoảng thời gian ngắn 3–5 phút. Cách này sẽ giúp bạn phản đòn trước sự tấn công của “con ma ngủ”, xoá tan cảm giác mệt mỏi.
3. Ngủ trưa: Ngủ trưa trong vòng 30 phút giúp bạn làm việc hiệu quả hơn trong buổi chiều. Đây là điều ai cũng biết nhưng không phải ai cũng làm.
4. Ngủ ổn định: Để nhịp sinh học không bị đảo lộn, bạn phải thống nhất thời gian thức dậy giữa ngày thường và ngày nghỉ không được chênh nhau quá 1 tiếng. Nếu muốn ngủ sâu và ngủ nướng, hãy mở rèm để đón nắng vào phòng.
5. Chăm tập vào chiều tối: Hormone sinh trưởng giúp bạn có được giấc ngủ sâu và tỉnh táo hơn khi thức dậy. Vận động toàn thân vào chiều tối sẽ làm tăng thân nhiệt, kích thích cơ thể tiết ra loại hormone này trước khi ngủ.
6. Tránh ngủ gà ngủ gật: Nếu ngủ gà ngủ gật vào chiều tối, nhiệt độ cơ thể sẽ không tăng, nhịp sinh học bị đảo lộn khiến bạn càng khó ngủ sâu hơn vào ban đêm.
7. Tắm đi rồi ngủ: Vừa tắm xong, nhiệt độ cơ thể vẫn chưa tăng, bạn sẽ vẫn khó ngủ. Hãy làm ấm người bằng cách đọc tạp chí hoặc làm việc vặt trong khoảng 1 tiếng, giấc ngủ của bạn sẽ sâu hơn sau khi nhắm mắt.
8. Tránh xa đồ điện tử: Ánh sáng mạnh phát ra từ đèn led, ti-vi, máy tính, smartphone… sẽ hạn chế khả năng tiết ra hormon melatonin của cơ thể, bạn sẽ dễ trằn trọc suốt đêm.
9. Không ăn khuya: Nếu nuông chìu cơ thể bằng việc ăn khuya và bỏ bữa sáng, nhịp sinh học của giấc ngủ sâu sẽ bị đảo lộn ngay lập tức.
10. Thức dậy đúng giờ: Việc thức dậy có liên quan đến chức năng của hormone Cortisol. Thức dậy đúng giờ sẽ khiến việc tiết hormone này ổn định, giúp bạn tỉnh táo tức thì.
Giải mã hormone
♥ Hormone melatonin: Hormone gây buồn ngủ này thường được cơn thể tiết ra nhiều vào ban đêm. Melatonin có tác dụng giải toả căng thẳng, mệt mỏi. Nếu ngủ sâu vào buổi tối, bạn sẽ thức dậy với tâm thế tỉnh táo và sảng khoái.
♥ Hormone sinh trưởng: Hormone này có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của tế bào và phục hồi cơ thể. Khi bạn ngủ càng sâu, hormone sinh trưởng được tiết ra càng nhiều. Để kích thích quá trình này, bạn tăng cường vận động hoặc tắm trước khi ngủ.
♥ Hormone cortisol: Đây là loại hormone tăng cường thần kinh giao cảm, tăng huyết áp và chỉ số đường huyết. Cortisol được tiết ra trước thời điểm thức dậy 3 tiếng và có tác dụng đánh thức cơ thể sẵn sàng cho một ngày mới.
Bài: Antoine
Tiếp Thị Gia Đình