Theo lý thuyết thì không. Vì khi supply and demand (cung và cầu) nghiêng về phía “cung”, đáng lẽ việc tìm nhân sự là một trong những lợi thế của thị trường Việt Nam. Song thực tế, đây vẫn là điều khó khăn nhất của doanh nghiệp Việt Nam trong năm đầu khởi nghiệp.
NHÂN VIÊN ĐỘT NGỘT RỜI BỎ
Cô bạn L. mới vừa mở một nhà hàng ở Q. 1, TP. HCM một tháng trước Tết. Cô ngạc nhiên khi sau Tết, bỗng dưng một nửa nhân viên không trở lại làm việc. Thêm nữa, trong giai đoạn đầu đã có vài nhân viên nhà hàng nghỉ ngang sau khi bị chỉ trích cách làm việc. Sau những kinh nghiệm ấy, cô bạn tôi đành phải bắt tất cả nhân viên ký giấy cam kết là họ phải báo trước hai tuần trước khi nghỉ phép và một tháng trước khi nghỉ việc. Nếu không, công ty sẽ không thanh toán lương cuối tháng. Từ đó nhân viên theo luật hơn.
Một người bạn Việt kiều tên J. kinh doanh rất thành công trên 10 năm qua ở Việt Nam. Anh có một chuỗi cửa hàng bán đồng hồ và anh cho biết tìm nhân viên sales (sinh viên) mới cho các cửa hàng rất nhanh và dễ, nhưng theo kinh nghiệm thì sau một năm chỉ 1 trong 5 (20%) nhân viên tiếp tục công việc trong cửa hàng đó (luật 20/80). Vì biết thế nên J. luôn có sẵn một số nhân viên mới để “lọc ra” 80% không phù hợp.
Bởi thế việc tìm nhân viên giỏi để đào tạo vẫn là một trong những điều khó khăn nhất của doanh nghiệp Việt Nam. Từ nhà hàng, cửa hàng thời trang, mỹ phẩm, gia dụng… đều gặp phải khó khăn về vấn đề tìm kiếm và giữ chân nhân viên. Doanh nghiệp ở các nước phát triển hơn cũng gặp khó khăn tương tự nhưng lý do chính cũng vì số người đi tìm việc rất ít (chỉ có 5% thất nghiệp bên Mỹ).
ĐỂ DOANH NGHIỆP CHỦ ĐỘNG HƠN
Vì sao nhân sự là vấn đề khó khăn nhất của doanh nghiệp Việt Nam? Theo lời giám đốc của một hãng bảo hiểm quốc tế hàng đầu Việt Nam, việc tìm nhân viên giỏi rất khó trong thời điểm này, vì những người giỏi hầu hết đã đi hướng startup/entrepreneur để tự mở công ty riêng cho họ rồi. Số còn lại đã có việc ổn định, lương cao. Vì thế, bạn phải tìm đến họ chứ không phải họ sẽ tìm đến bạn. Quả nhiên, đây cũng là một kinh nghiệm mà chính công ty chúng tôi đã trải qua trong vài năm đầu, nhất là cho một công ty dưới 30 nhân viên. Hầu hết những nhân viên giỏi đều đang có việc ổn định ở nơi khác và họ đến với chúng tôi qua quan hệ rộng rãi của ban quản trị công ty.
Ngành đào tạo nhân sự (Human Resource training) ở Việt Nam cần thêm thời gian và sự kiên nhẫn của các doanh nghiệp để phát triển hơn. Việt Nam là một thị trường có nhiều nhân sự trẻ, ít kinh nghiệm, nhưng rất cầu tiến và sẵn sàng học hỏi. Và việc đào tạo nhân viên để họ trở thành “top 20%” là trách nhiệm của chủ doanh nghiệp.
BÀI: CHUYÊN GIA TÀI CHÍNH DUY HÂN
Tiếp Thị Gia Đình
Form đăng ký CLB Khởi nghiệp Gia đình