Tác giả nhạc kịch Nhà thờ Đức Bà Paris là ai?

Một vở nhạc kịch kinh điển sẽ được tái diễn nhiều lần. Mỗi lần sẽ có thêm vô vàn điều mới mẻ và người phải lòng nhạc kịch dù có xem đi xem lại nhiều lần cũng không biết chán!

Nói đến những vở nhạc kịch nổi tiếng, ai cũng dành những lời ca tụng bậc nhất cho vở Notre-Dame de Paris (Nhà thờ Đức Bà Paris). Vậy nhưng, ít ai biết rằng, người viết nhạc cho vở đó, người đã góp công lớn cho sự thành công của Notre-Dame de Paris khắp thế giới lại là một ca sĩ, nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, diễn viên sinh ra tại Sài Gòn. Ông là Riccardo Cocciante (thường được gọi là Richard Cocciante).

Riccardo Cocciante là ai?

Cocciante mang trong mình hai dòng máu Ý và Pháp. Cha ông là người Ý và mẹ là người Pháp. Ông sinh ra tại Sài Gòn vào năm 1946 và có 11 năm gắn bó với mảnh đất này trước khi chuyển đến học tại Rome, Ý.

Tại Ý, ông tham gia trong ban nhạc có tên Nations. Tuy nhiên, điều làm nên tên tuổi, khiến người ta nhắc nhớ đến Riccardo Cocciante nhiều nhất chính là nhạc kịch. Tính đến năm 2008, Riccardo Cocciante đã có 3 vở nhưng nổi nhất chính là Nhà thờ Đức Bà Paris, dựa trên tiểu thuyết cùng tên của đại văn hào Victor Hugo, trong đó ông đảm trách phần nhạc và Luc Plamondon đảm trách phần lời.

Vở được công diễn lần đầu tiên vào năm 1998 tại Paris. Ngay lập tức, sách kỷ lục Guinness chứng nhận đây là vở bán vé chạy nhất trong năm đầu tiên công diễn và thu về hàng loạt giải thưởng.

Sau khi đưa nhạc kịch trở lại thành mốt thời thượng ở Pháp, vở này đã được công diễn ở hàng loạt nước gồm Bỉ, Canada, Trung Quốc, Ý, Nhật Bản, Lebanon, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Vở đã được dịch ra bảy thứ tiếng và vẫn tiếp tục có nhiều phiên bản và biểu diễn khắp các nước cho đến tận hôm nay.

nhạc kịch hình ảnh 1

Vở nhạc kịch Chuyện tình nàng Giáng Hương sẽ tiếp tục tái diễn tại Nhà hát Thành phố (7 Công trường Lam Sơn, Q. 1) trong ba đêm, 17, 18 và 19–3!

Điều gì làm nên thành công của Nhà thờ Đức Bà Paris?

Vở nhận được vô số lời khen có cánh như: “Tôi đã từng xem nhiều nhạc kịch nhưng Notre-Dame de Paris vẫn là vở nhạc kịch tuyệt vời nhất cho đến nay” hay “Người ta thường nghĩ rằng, người Pháp không thích nhạc kịch. Sự thật không phải thế. Sự thành công của Notre-Dame de Paris là minh chứng. Sự phối hợp của Plamondon và Cocciante đã cho ra một kiệt tác hoàn hảo”. Một vở kinh điển sẽ được diễn live rất nhiều lần, mỗi lần sẽ có thêm những điều mới mẻ và người phải lòng nhạc kịch dù có xem đi xem lại cũng không biết chán. Riccardo Cocciante đã làm thay đổi tình yêu của khán giả trên khắp thế giới bằng sáng tạo kinh điển của mình. Một tác phẩm hay sẽ ở lại trong lòng người mãi mãi, bất kể đó là thị trường châu Âu hay một thị trường còn mới lạ với nhạc kịch như Việt Nam.

Đến thời điểm hiện tại, tầm thưởng nhạc của người dân Việt Nam vốn trước giờ bị cho rằng không hiểu gì về nhạc kịch cũng bắt đầu thay đổi. Không chỉ xuất hiện nhiều trích đoạn kinh điển của nước ngoài được dịch sang tiếng Việt mà Việt Nam cũng đã có vở thuần Việt như Chuyện tình nàng Giáng Hương, được viết dựa trên tích cổ Từ Thức gặp tiên quen thuộc với người Việt.

Giống như con đường của Notre-Dame de Paris, Chuyện tình nàng Giáng Hương cũng sẽ trở đi trở lại với khán giả yêu nhạc kịch. Sau hai đợt công diễn đầu tiên tại nhà hát Hòa Bình, Chuyện tình nàng Giáng Hương dần hoàn thiện và bước sang giai đoạn mới. Vở nhạc kịch từ nay sẽ được diễn đều đặn hơn tại Nhà hát Thành phố để khán giả Việt và nước ngoài có thể thưởng thức một vở nhạc kịch thuần Việt đầu tiên của Việt Nam do chính người Việt “sinh” ra. Tháng Ba này, bạn có thể gặp lại chàng Từ Thức và nàng tiên Giáng Hương trong ba ngày 17, 18 và 19. Đừng bỏ lỡ nhé!

Bài: Nguyễn Thị Xoa
Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua