Nếu cảm giác bình thường, chúc mừng bạn, răng bạn rất khỏe! Còn nếu bạn thấy cơn ê buốt ập đến khiến bạn nhăn mặt, khó chịu, bạn đang gặp phiền toái với hàm răng nhạy cảm rồi đấy! Vậy bạn đã biết gì về răng nhạy cảm để có giải pháp chăm sóc đúng ngay từ khi xuất hiện những cơn ê buốt đầu tiên? Bạn có rất nhiều “đồng minh” răng nhạy cảm.
Nếu bạn lập hội những người có hàm răng nhạy cảm, 50% người trưởng thành Việt Nam sẽ tham gia cùng với bạn. Theo nghiên cứu thị trường của IPSOS tiến hành vào tháng 8/2014 tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, cứ 2 người thì có 1 người bị ảnh hưởng bởi hàm răng nhạy cảm. Những người tham gia hội của bạn thường có cùng điểm chung: chải răng rất mạnh bằng bàn chải lông cứng, đánh răng quá nhiều lần trong ngày, thường xuyên dùng nhiều các thực phẩm, đồ uống có tính a-xít, có tật nghiến răng hoặc không đến nha sĩ điều trị các bệnh về răng miệng. Những yếu tố này dần dần làm mòn men răng hoặc gây tụt nướu, khiến ngà răng không còn lớp bảo vệ, bị lộ ra ngoài và gây ra những cơn ê buốt khi răng chịu kích thích từ các đồ ăn, thức uống nóng, lạnh, chua hoặc ngọt.
Hàm răng nhạy cảm sẽ trở nặng nếu không được chăm sóc, phục hồi và bảo vệ đúng cách
Dù không phải là bệnh nhưng tình trạng răng nhạy cảm sẽ diễn tiến xấu, gây ảnh hưởng đến chất lượng sống nếu bạn bỏ lơ chúng. Theo TS BS. Ngô Đồng Khanh, Phó chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam, Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt TP. Hồ Chí Minh, răng nhạy cảm bị bỏ qua sẽ làm những cơn ê buốt tiếp diễn và tái phát liên tục nặng hơn. Thêm vào đó, ống ngà bị lộ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn sinh sâu răng, vi khuẩn sinh bệnh nha chu, đem tới bệnh sâu răng, nha chu và viêm nướu với nguy cơ cao nhất.
Không phải trường hợp nào cũng có thể chăm sóc tại nhà
Nếu mức độ răng nhạy cảm nhẹ hoặc trung bình, bạn có thể dễ dàng xử lý tại nhà. Đơn giản chỉ là dùng bàn chải lông mềm, đánh răng đúng cách 2 lần mỗi ngày bằng kem đánh răng chuyên dụng dành riêng cho hàm răng nhạy cảm. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế một số thực phẩm có tính a-xít như rượu, trái cây, nước ép trái cây, cà-phê và bất cứ thực phẩm nào có vị chua. Đặc biệt, bạn không đánh răng ngay sau khi bạn ăn các thực phẩm có tính a-xít bởi như vậy sẽ làm tốc độ mòn men răng diễn ra nhanh hơn đấy!
Nếu mức độ ê buốt nặng, bạn liên tục cảm thấy buốt nhói ngay cả khi không dùng các thực phẩm chua, ngọt, nóng, lạnh, răng bạn không phải bị nhạy cảm do lộ ngà thông thường! Bạn cần đến nha sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.
Hàm răng nhạy cảm hoàn toàn có thể phục hồi
Rất nhiều bạn đang phải chịu đựng hàm răng nhạy cảm mà không nhận thức được tình trạng nhạy cảm có thể được phục hồi. Chúng ta phải nhăn nhó sống chung với những cơn ê buốt, phải từ giã những món ăn khoái khẩu mà kinh nghiệm bản thân luôn nhắc nhở: “Liệu chừng, ê buốt đấy!”. Đời như thế, còn gì vui, phải không bạn?
Thực tế, sự phát triển vượt bậc trong công nghệ chăm sóc răng nhạy cảm hiện nay đã phát minh ra công nghệ NovaminTM hoàn toàn có thể giúp phục hồi những vùng răng nhạy cảm của bạn. Công nghệ NovaminTM được phát triển trên nền tảng của bioglass – một vật liệu có hoạt tính sinh học, có chứa các thành phần tương tự như ở trong xương người, phát minh trong những năm cuối thập kỷ 1960 với mục tiêu ban đầu để tái tạo xương. Ngay khi tiếp xúc với nước bọt trong khoang miệng, NovaminTM nhanh chóng sản sinh khoáng chất canxi và phốt phát tìm đến và che phủ những vùng ngà răng bị lộ. Phản ứng này diễn ra qua nhiều ngày, kết hợp với fluoride tạo nên một lớp bảo vệ cứng hơn đến 50% so với ngà răng thông thường. Đây chính là bức tường thành vững chắc để bảo vệ ngà răng bị lộ, ngăn chặn sự tấn công từ các kích thích khi bạn ăn, uống và đánh răng hàng ngày. Các chuyên gia nha khoa cho rằng, đánh răng hai lần mỗi ngày với kem đánh răng có công nghệ NovaminTM là cách đơn giản cho phép mọi người không những có thể điều trị răng nhạy cảm mà còn giúp phục hồi liên tục vùng ngà răng bị lộ và đem đến sự bảo vệ thực sự.
Tiếp Thị Gia Đình