Phương pháp giáo dục hiện đại, bạn có dạy con thế này chưa?

Ở số trước, bạn đã hiểu Montessori là phương pháp giáo dục hiện đại. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu chi tiết hơn để bạn ứng dụng ngay

Montessori là phương pháp giáo dục dựa trên nền tảng khích lệ, thúc đẩy sự độc lập, tự chủ, tạo điều kiện cho học sinh phát triển năng lực trong việc tự chăm sóc bản thân và hòa nhập với môi trường xung quanh.

Bạn có thể dễ dàng áp dụng phương pháp này với con trẻ, dù là bé ở bất cứ độ tuổi nào.

PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Nữ bác sỹ người Ý Maria Montessori là tác giả xây dựng phương pháp giáo dục này. Sau khi quan sát, gặp gỡ và hướng dẫn trẻ ở khu căn hộ thu nhập thấp vào những năm 1990, cô đã dùng các vật liệu để tạo ra môi trường học sáng tạo cho các bé. Đó là môi trường học giúp trẻ phát huy các giác quan để tìm hiểu thế giới, nhờ đó nuôi dưỡng hứng thú với việc học.

TẠO MÔI TRƯỜNG HỌC

Giáo cụ là chìa khóa chính của phương pháp Montessori. Đó là các vật dụng dễ cầm nắm mà qua đó trẻ có những “phát hiện tự phát”, hiểu rõ và nắm vững những khái niệm trừu tượng. Một số giáo cụ cần thiết có thể là:

Những chiếc kệ thấp, ngang tầm sẽ là nơi để bạn trưng bày các đồ vật mà trẻ dễ quan sát và cầm nắm. Tùy mức độ phát triển của trẻ và độ rộng của không gian, bạn chọn lựa vật dụng phù hợp để đặt lên kệ.

Bàn và ghế nhỏ, có trọng lượng nhẹ để trẻ có thể tự do di chuyển chúng vào những nơi khác nhau, dễ dàng sắp xếp phòng mình gọn gàng hơn, từ đó nuôi dưỡng tính độc lập, kỷ luật cho trẻ.

Khay và rổ nhiều kích thước: Bạn nên phân loại các vật dụng học tập, sinh hoạt hàng ngày của trẻ để đặt vào từng khay riêng. Sau khi dùng xong, các bé sẽ để vật vào khay, rổ rồi trả lại chỗ cũ. Lưu ý, bạn đừng mua rổ, khay có kích thước quá lớn, bé khó sử dụng.

Bình đựng nước, bát, đĩa, thìa nhỏ: Trẻ sẽ sử dụng những vật dụng này hàng ngày để rèn luyện kỹ năng sống. Ví dụ với trẻ tuổi mẫu giáo, việc dùng thìa múc đậu đỏ từ đĩa sang một cái tô khác là quá trình giúp trẻ phát triển khả năng phân biệt, nắm bắt.

NGUYÊN TẮC CHO MẸ

Một việc một lần: Bạn có thể chọn nhiều vật dụng nhưng chỉ nên sử dụng một lần một thứ. Bạn có thể đưa cho trẻ một chiếc khay với vật dụng trên đó để trẻ học. Một khi hoàn thành, bé phải mang trả mọi thứ về đúng vị trí của nó.

20151123_tieudiem_kiem tra IQ cua tre bang qua nho kho 2

Từ tốn: Bạn không nên hấp tấp trong bất cứ việc gì, ngay cả việc đưa chiếc khay cho trẻ. Đồng thời, bạn cần có sự hỗ trợ cần thiết để trẻ tập trung và thực hiện đúng yêu cần.

Giữ phòng ngăn nắp: Mỗi bé nên có một chiếc chổi và đồ hốt rác nhỏ để dọn dẹp khi bắt đầu và kết thúc buổi học. Bạn cũng nên giao cho trẻ nhiệm vụ quét bụi, sắp xếp bàn ghế, rửa bát và tưới cây.

Yên tĩnh: Đây là điều khó làm tại nhà nhưng nó là môi trường cần thiết để tạo một không gian học hiệu quả.

Nhẹ nhàng: Bạn nên dạy trẻ đối xử nhẹ nhàng với các vật dụng của mình hoặc khi nói chuyện với người khác hay chăm sóc cây và vật nuôi.

Tăng khả năng tập trung: Đây là kỹ năng quan trọng cho việc học. Bạn có thể giúp trẻ phát triển điều này bằng cách xem điều gì khiến trẻ hứng thú. Thiết lập không gian và điều kiện để trẻ khám phá điều đó. Khi trẻ học, đừng làm ồn khiến trẻ xao nhãng.

Nuôi dưỡng động lực: Hầu hết cha mẹ sẽ gia tăng động lực học tập cho con bằng cách khen ngợi sau khi trẻ làm tốt việc gì đó. Cách này chỉ có tác dụng tức thì. Montessori không sử dụng cách này mà tập trung nuôi dưỡng, duy trì niềm vui của trẻ khi hoàn thành nhiệm vụ nào đó, công nhận nỗ lực của trẻ hơn là chú trọng kết quả.

BÀI: UYÊN HỒ

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua