Luôn do một bên quyết định
Mọi người thường cho rằng trong cuộc sống hôn nhân, người nào không có quyền phát ngôn thì người đó sẽ không có được hạnh phúc, tuy nhiên nghiên cứu lại phát hiện, người nào quá “cường quyền”, luôn quyết định mọi chuyện càng dễ sinh ra cảm giác tuyệt vọng đối với cuộc hôn nhân của mình hơn.
Khi muốn đưa ra quyết định chung, người nào trước giờ luôn theo ý đối phương thì nên tập nói lên ý kiến của mình, ngược lại nếu bạn là người luôn đưa ra quyết định cuối cùng thì hãy thử “nhượng quyền” cho đối phương thử xem.
Xuất hiện cảm giác bất đồng khi nhớ lại những chuyện quan trọng
Nguyên nhân khiến hôn nhân tan vỡ đôi khi lại là do những chuyện vặt vãnh trong quá khứ. Theo một cuộc điều tra năm 2003, khi vợ chồng nhớ lại chuyện quan trọng trước đây và cảm thấy không được hài lòng thường sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ hôn nhân.
Tiến sĩ Zara thuộc trường đại học Wisconsin-Madison (Hoa Kỳ) cho biết: Khi quyết định thực hiện chuyện trọng đại của cả hai người, chẳng hạn như cách tổ chức lễ cưới hỏi, mua nhà, xe hơi… vợ chồng nên chân thành và tỉ mỉ bàn bạc với nhau, cố gắng đạt được ý kiến chung và giải pháp thống nhất để tránh sau này khi nghĩ lại, có người hoặc cả hai người sẽ xuất hiện cảm giác bất mãn, buồn phiền, thậm chí xảy ra xung đột không đáng có.
Kỳ vọng quá thiếu thực tế
Nghiên cứu phát hiện, người có kỳ vọng quá cao trong hôn nhân (như đối phương sẽ nhất mực nghe lời mình, vợ chồng sẽ có một đời sống gối chăn luôn luôn mỹ mãn v.v…) sẽ càng dễ cảm thấy thất vọng hơn trong một năm đầu hôn nhân.
Giáo sư Lisa Neph thuộc trường đại học Texas System (Hoa Kỳ) khuyên rằng: “Không bao giờ tồn tại một cuộc hôn nhân hoàn mỹ, ôm ấp những ảo tưởng vượt quá mức lạc quan chỉ khiến bạn day dứt và hụt hẫng mà thôi”. Nói như thế không có nghĩa là trở nên sợ hãi hôn nhân, muốn giữ gìn hạnh phúc lứa đôi cần có niềm tin tích cực và lạc quan, chỉ cần bạn biết khống chế sự lạc quan này ở mức độ đúng đắn thì sẽ càng nhận được niềm vui và hạnh phúc hơn.
Ngoài ra, nguyên nhân khiến hôn nhân tan vỡ có khi còn do việc quá để ý đến vấn đề mối quan hệ vợ chồng của mình có đủ gần gũi, mặn nồng hay không cũng vô tình làm hỏng tình cảm của bạn. Giống như nguyên lý khi đi du lịch, nếu bạn cứ hỏi “sắp đến chưa” thì sẽ càng cảm thấy thời gian lâu hơn. Thực ra, giữa vợ chồng chỉ cần tạo thêm nhiều cơ hội hoạt động cùng nhau, cùng trải nghiệm, cùng tận hưởng thì tự nhiên cảm giác gần gũi càng tăng lên, không cần để ý hay miễn cưỡng.
Luôn thể hiện mình là người hoàn hảo
Một nghiên cứu mới nhất phát hiện, khi bạn thể hiện mình “vô cùng hoàn hảo và lý tưởng” trong mắt người bạn đời sẽ không khiến bạn cảm thấy vui hơn, mà ngược lại đôi lúc bạn sẽ giật mình nhận ra: hình như mình không hiểu được đâu là con người thật của mình. Hơn thế, mọi việc bạn làm đều cố hết sức để phù hợp tiêu chuẩn lý tưởng của đối phương, vô hình trung sẽ tăng thêm áp lực khiến bạn luôn thấy thiếu cảm giác an toàn.
Trong cuộc sống vợ chồng, tôn trọng và nể phục nhau có thể khiến tình cảm thêm thăng hoa, nhưng không nên lý tưởng hóa quá mức mà tự gây áp lực cho mình, chỉ cần mỗi người biết thưởng thức ưu điểm của người kia và phát huy ưu điểm của mình, đồng thời còn phải chấp nhận và cải thiện khuyết điểm của nhau để cùng nhau tốt hơn.
Giao lưu tin nhắn quá nhiều
Các chuyên gia nghiên cứu của trường đại học North Carolina (Hoa Kỳ) phát hiện, một cặp vợ chồng nếu chủ yếu chỉ giao lưu, trao đổi qua tin nhắn thì cảm giác hài lòng về cuộc hôn nhân của họ sẽ không cao. Người thích dùng cách giao tiếp bằng tin nhắn thường là kiểu người trốn tránh, lo âu, vì vậy họ luôn thiếu những trải nghiệm thực tế, không đủ tự tin vào chính mình và cả đối phương.
Nếu hai bạn đang rơi vào một trong những trường hợp trên đây, hãy giải quyết những nguyên nhân khiến hôn nhân tan vỡ này để hạnh phúc lứa đôi được bền lâu.
Bài: Lê Phương
Tiếp Thị Gia Đình