Mách bạn bí quyết xây dựng bữa ăn dặm của bé đủ chất

Từ tháng thứ 6, bé yêu bước vào giai đoạn ăn dặm. Nếu bé chăm chăm nhìn người lớn ăn, miệng chóp chép thèm thuồng…, đó là lúc bé sẵn sàng ăn dặm rồi đấy!

Từ tháng thứ 6, bé yêu bước vào giai đoạn ăn dặm. Nếu bé chăm chăm nhìn người lớn ăn, miệng chóp chép thèm thuồng…, đó là lúc bé sẵn sàng ăn dặm rồi đấy!

Bạn muốn bữa ăn dặm của bé luôn đủ chất, giúp bé phát triển tốt, đồng thời xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ bữa ăn đầu đời? Hãy “bỏ túi” vài điều sau đây nhé!

Chế độ dinh dưỡng

Trong chế độ ăn dặm, các chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng bạn cần bổ sung cho bé gồm:

Sắt: Do lượng sắt trong sữa mẹ ở giai đoạn này đã giảm nhiều, bạn hãy bắt đầu cho con ăn dặm với thực phẩm giàu sắt để ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt. Sắt có trong thịt bò, thịt heo, lòng đỏ trứng, đậu phụ, rau xanh đậm.

Can-xi: rất cần thiết để phát triển xương và răng, giúp bé đạt chiều cao tối đa. Ngoài sữa và sản phẩm từ sữa, cải bó xôi, nước cam, các loại hải sản như tôm, cua, cá rất giàu can-xi.

Vitamin D: Giúp cơ thể bé hấp thu can-xi hiệu quả. Vitamin D có trong cá hồi, thực phẩm ăn dặm bổ sung vitamin D nhưng dễ nhất là hãy cho bé phơi nắng sớm (trước 8 giờ) mỗi ngày.

Chất béo Omega 3 (DHA, EPA) và Omega 6, 9: Thành phần chủ yếu của não bộ là chất béo. Để bổ sung đủ lượng chất béo cần thiết, hỗ trợ sự phát triển tối đa của trí não, giúp bé thông minh hơn, bát bột ăn dặm của con luôn cần có 1 thìa cà-phê dầu ô-liu hoặc dầu cá hồi dành riêng cho trẻ nhỏ.

Chất xơ, vitamin: Từ rau xanh để hỗ trợ tiêu hóa, ngừa táo bón.

Nên ăn và nên tránh

Nên ăn:

√ Ngũ cốc nguyên hạt như gạo, yến mạch xay nhỏ vì chúng giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa.

√ Rau, củ: Bạn nên bắt đầu cho bé thưởng thức rau củ màu vàng hoặc cam như khoai lang, cà-rốt, bí đỏ trước khi chuyển tiếp đến rau lá xanh, có vị mạnh hơn.

√ Trái cây: Chọn loại dễ tiêu hóa như chuối, táo, bơ.

√ Thực phẩm giàu đạm: Thịt heo, thịt gà, thịt bò, trứng, cá hồi.

Nên tránh:

× Mật ong: Chứa các vi khuẩn dễ gây ngộ độc cho trẻ dưới 1 tuổi.

× Các loại hạt (ngô, lạc) và đồ ăn có độ dính như bỏng ngô, kẹo dẻo, kẹo cứng vì chúng dễ gây nghẹt thở.

× Muối: Thực phẩm đã có lượng muối vừa đủ, bạn không cần thêm hạt nêm, muối hay nước mắm để tránh gây quá tải lên thận bé.

× Cá thu: Do có hàm lượng thủy ngân cao.

× Hải sản có vỏ (tôm, cua, sò) nên tránh cho bé trước 6 tháng tuổi nếu gia đình có tiền sử dị ứng hải sản.

Quy tắc an toàn

be an dam hinh anh 2

♣ Bạn chế biến thức ăn cho bé từ lỏng đến đặc dần. Xay nhuyễn thực phẩm khi bé mới bắt đầu ăn dặm sau đó khi bé 8–9 tháng tuổi thì bạn có thể băm nhỏ thực phẩm và rồi tiến dần đến việc ăn thô.

♣ Cho bé ăn liên tiếp 2–3 ngày với loại thực phẩm mới đó để theo dõi xem bé có bị tiêu chảy, nôn ói hoặc dị ứng hay không.

♣ Chuẩn bị ghế ăn chắc chắn, theo dõi để đảm bảo con không ngã khỏi ghế hay tự bốc ăn gây sặc, nghẹn.

♣ Trẻ sẽ ăn khi đói. Nếu bé khóc, không ăn, mẹ cũng đừng ép buộc vì sẽ khiến bé ác cảm và không vui khi ăn.

Tác phong ăn uống

Trước khi ăn, hãy giúp bé có thói quen rửa tay, đeo khăn ăn, ngồi vào ghế và tắt hết các thiết bị điện tử. Tập cho bé cách thưởng thức món ăn, tránh ăn quá mức dẫn đến béo phì.

Từ 13 tháng tuổi, nên cho bé tự cầm thìa xúc thức ăn dù vương vãi. Đến 17–18 tháng tuổi, bé cần cầm thìa thành thục và đến 4 tuổi có thể ăn uống như người lớn.

Mách bạn: Dầu ăn Kiddy – Bí quyết ăn dặm cho con trẻ

♠ Mỗi bữa ăn dặm của con, mẹ có thể cho thêm 1 muỗng cà-phê dầu ăn dinh dưỡng Kiddy để bổ sung các dưỡng chất giúp con thông minh và khỏe mạnh.

♠ Kiddy hiện có 2 loại:

− Dầu cá hồi Kiddy giàu DHA, Omega 3, 6, 9 từ dầu cá hồi nhập khẩu, kết hợp với các loại dầu thực vật cao cấp như dầu gạo, mè, đậu nành, hạt cải.

− Dầu ô-liu Kiddy nhập khẩu từ Ý, giàu Omega 3, 6, 9, vitamin A, E, D, K cùng hợp chất chống ô-xy hóa polyphenol.

♠ Mẹ cũng có thể dùng luân phiên 2 loại dầu để thay đổi khẩu vị, giúp con ngon miệng hơn.

Kỳ 5: Mời bạn đón đọc số báo phát hành ngày 12–9–2016.

Xoa Nguyễn

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua