Mới đây, tại tỉnh Bình Phước đã xuất hiện ổ dịch bạch hầu khiến hàng chục người mắc bệnh và 3 người tử vong. Trước tình hình dịch bệnh có khả năng lây lan mạnh, Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân nên có biện pháp phòng chống bệnh bạch hầu kịp thời.
Bệnh bạch hầu là gì
• Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn do vi rút bạch hầu ra gây. Bệnh phổ biến ở trẻ em nhưng vẫn có thể xảy ra với người lớn.
• Bệnh bạch hầu xuất hiện với các biểu hiện đầu tiên như: ho, viêm họng, sốt, khàn tiếng,… Sau 2−3 ngày, bệnh sẽ nặng hơn xuất hiện các màng trắng xám ở vòm họng. Những màng này dai và dễ chảy máu khi bị bóc ra. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị sỗ mũi, nước mũi có lẫn máu kèm theo mùi hôi rất khó chịu.
• Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời trong trong 6−10 ngày, bệnh có thể xảy ra biến chứng nặng về thần kinh, tim mạch, thậm chí dẫn đến tử vong.
• Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp hoặc qua các vật dụng dùng chung như đồ chơi trẻ em, ly, tách,..
Cách phòng chống bệnh bạch hầu
Bạch hầu là loại dịch bệnh khá phổ biến ở nước ta. Từ khi có vắc xin phòng chống ra đời, bệnh dịch đã được khống chế, chỉ ngoại trừ một vài trường hợp mắc bệnh do không tiêm ngừa, thường xảy ra ở các vùng sâu, vùng xa.
Vì thế, để phòng chống bệnh bạch hầu, Cục y tế dự phòng khuyến cáo người dân nên:
1. Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu: Quinvaxem hoặc DTP, Td đầy đủ, đúng lịch.
2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
3. Đảm bảo nhà ở cũng như lớp học cho trẻ thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
4. Khi có những biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu, phải thực hiện cách ly và đưa đến ngay cơ sở ý tế gần nhất để được chuẩn đoán và chữa trị kịp thời.
5. Thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống bệnh bạch hầu, bao gồm uống thuốc và tiêm vắc xin phòng bệnh đối với người dân trong ổ dịch.
Dưới đây là lịch lịch tiêm chủng vắc xin DTP hoặc Quinvaxem trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia. Các bậc phụ huynh có thể đưa trẻ đến đến tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe cho bé:
− Mũi thứ 1: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi.
− Mũi thứ 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng.
− Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng.
− Mũi thứ 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi.
Hà Ngô
Tiếp Thị Gia Đình