Hiện nay, startup đang tạo nên một “cơn sốt” nóng hổi trên thị trường Việt Nam. Các bạn trẻ đua nhau khởi nghiệp, đua nhau làm giàu. Nhưng trên thực tế, cứ 100 stratup thì chỉ có 10 doanh nghiệp thành công, tỉ lệ thất bại là 91%. Trong đó 51% startup phải đóng cửa sau 5 năm hoạt động.
Vậy lý do khiến các startup thất bại là gì? Vì sao tỉ lệ thất bại lại ngày càng “leo thang” đến một con số đáng buồn như thế?
Theo một khảo sát được thực hiện trên tổng số 135 dự án thất bại, Tổ chức nghiên cứu thị trường CB Insights đã tổng hợp được 20 lý do khiến các startup thất bại từ những nhà khởi nghiệp, những người tham gia vào các dự án đó.
20 lý do khiến các Startup thất bại
Cùng tham khảo nhé, các bạn trẻ của Tiếp Thị Gia Đình!
-
Không có cầu
Các startup thành công là bởi vì họ đang giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó mà người sử dụng gặp phải.
-
Thiếu vốn
Các startup thường lâm vào tình trạng khánh kiệt không phải khi họ không được cấp đủ vốn mà bởi chưa có chính sách chi tiêu hợp lý dẫn tới thâm hụt ngân sách.
-
Không phải là một đội hiểu nhau
Thiếu động lực tầm nhìn hoặc các thành viên không đồng lòng chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới thất bại.
-
Lợi thế cạnh tranh
Những startup thiếu vốn, thiếu chuyên môn thẩm định thường dễ gặp thất bại hơn.
-
Giá cả sản phẩm không có tính cạnh tranh
Những sản phẩm rất tốt nhưng giá quá đắt không có lợi thế cạnh tranh cũng sẽ khiến cho doanh số bán hàng kém và sụt giảm doanh thu.
-
Sản phẩm kém chất lượng
Nếu như mục tiêu ban đầu của những nhà sáng lập không phải là sản phẩm thì kết quả sẽ khiến người dùng thất vọng.
-
Không có mô hình kinh doanh phù hợp
Ý tưởng tuyệt vời thôi không đủ. Các startup cần có một chiến lược kinh doanh ngay từ ban đầu.
-
Chiến lược marketing nghèo nàn
Nếu bạn nghĩ rằng câu nói “hữu xạ tự nhiên hương” sẽ đúng và không coi trọng việc tiếp thị sản phẩm thì chúng sẽ không được người dùng đón nhận hoặc có đón nhận thì cũng dẫn tới tình trạng người cần thì không dùng còn người dùng thì không cần.
-
Không coi trọng khách hàng
Mâu thuẫn hoặc tranh cãi sẽ khiến khách hàng xa lánh.
-
Chọn sai thời điểm tung sản phẩm ra thị trường
Nếu quá nóng vội tung sản phẩm khi chưa chuẩn bị kĩ lưỡng hoặc quá chậm để qua thời cơ vuột mất thì các startup sẽ rất khó thành công.
-
Mất tập trung
Thay đổi tầm nhìn và tư duy có thể khiến các nhà sáng lập quá tự tin và thiếu tập trung vào việc cải tiến hoặc hoàn thiện sản phẩm.
-
Thiếu hài hoà giữa thành viên và nhà đầu tư
Bỏ qua yêu cầu của các nhà đầu tư hoặc quá lệ thuộc vào họ có thể khiến các thành viên trong nhóm bị tổn thương.
-
Xác định nhầm mục tiêu
Nếu điểm then chốt không được chú ý và dựa vào những dữ liệu bổ trợ thì có thể dẫn tới việc đi lầm đường.
-
Thiếu đam mê
Nếu startup lập ra chỉ vì mục đích lợi nhuận thì họ sẽ rất nhanh nản lòng, nhụt chí.
-
Địa điểm chưa phù hợp
Việc lựa chọn địa điểm rất quan trọng. Nếu chọn sai địa điểm để khởi nghiệp sẽ khiến việc tìm khách hàng cho sản phẩm của mình rất khó khăn.
-
Không được gọi vốn
Nếu thất bại trong việc gọi vốn chứng tỏ rằng ý tưởng này chưa thuyết phục được những nhà đầu tư và không có tiềm năng phát triển hoặc là cách trình bày chưa đủ thuyết phục.
-
Rào cản pháp lý
Các startup có thể bị vướng vào những thủ tục pháp lý rườm rà khi bắt đầu khởi nghiệp một lĩnh vực mới lạ.
-
Chưa biết tận dụng mối quan hệ của nhà đầu tư
Nếu họ không biết tận dụng các mối quan hệ của nhà đầu tư và của chính bản thân để marketing cho sản phẩm của mình thì sẽ khó nhận được sự chú ý của thị trường.
-
Quá tải
Tham công tiếc việc và không biết sắp xếp thời gian hợp lý giữa công việc và cuộc sống sẽ khiến các nhà sáng lập bị kiệt sức.
-
Không thừa nhận sai lầm
Nếu cứ cứng đầu và không sẵn sàng thừa nhận sai lầm của mình sẽ khiến cho các startup đốt rất nhiều tiền, làm cho nhân viên nản lòng và khách hàng từ bỏ sản phẩm.
Sau tất cả, ai bảo làm giàu không khó chứ? Khó muốn chết đi được. Nhưng nếu muốn đạt được thành công, chúng ta phải trải qua những lần thất bại, rút kinh nghiệm từ những sai lầm đó. Đừng vì 20 lý do khiến các startup thất bại trên rồi bắt đầu nản nha những nhà doanh nghiệp trẻ tương lai!
Chúc các bạn thành công!
Bài: Mai Lộc
Tiếp Thị Gia Đình