Lời kể phi công máy bay Su 30 ngày trở về

Sau nhiều giờ lênh đênh trên biển, chiều qua (15−6) phi công Nguyễn Hữu Cường đã được đưa vào bờ an toàn. Lời kể phi công máy bay Su 30 khiến nhiều người xúc động và tràn trề hy vọng sẽ tìm được viên phi công còn lại

Hồi 13 giờ chiều qua (15−6), tàu biên phòng BP 34-98-01 của Bộ đội biên phòng Nghệ An đón phi công Nguyễn Hữu Cường trong vụ máy bay Su 30 mất tích hôm 14−6 đã cặp cảng hải đội 2, trong niềm hân hoan tột cùng của người thân và đồng đội. Trong giây phút đó, anh Cường chỉ biết ôm chầm lấy mọi người thốt lên: “Tôi vẫn ổn, chỉ bị xây xát nhẹ thôi”.

Theo lời kể phi công máy bay Su 30, anh và Thượng tá Trần Quang Khải đã nghe tiếng nổ phát ra từ buồng lái khi máy bay huấn luyện cách mục tiêu khoảng 15km. Ngay lập tức, hai anh đã bung dù bay cách nhau khoảng 3km.

Trước khi rơi xuống biển, phi công Nguyễn Hữu Cường vẫn còn nhìn thấy đồng đội của mình rơi cách anh chừng 6km. Khi vừa rơi xuống biển, anh Cường đã nhanh chóng bám được thuyền phao rồi dùng thức ăn dự trữ, nước uống trên đó để cầm cự qua ngày.

Rạng sáng 15−6, anh nhìn thấy tàu cá HT-20219 TS của ngư dân Phạm Văn Lệ và đã vui mừng hét lên: “Thuyền ơi, cứu với” và bơi lại gần tàu để được giúp đỡ.

Lời kể phi công máy bay Su 30 khiến nhiều người ngưỡng mộ sự bình tĩnh khi ứng phó với tình huống thập tử nhất sinh, dù anh chia sẻ rất đơn giản: “Lúc lênh đênh trên biển, tôi suy nghĩ nhiều lắm. Đến giờ mới thấy mình được sống rồi”. Ngay khi được cứu lên tàu, phi công Nguyễn Hữu Cường đã mượn điện thoại của các ngư dân gọi cho vợ để báo tin an toàn và nhờ vợ liên lạc với đơn vị.

Loi ke phi cong Su 30 hinh anh 2

Lực lượng cứu hộ vẫn đang ráo riết chạy đua với thời gian để tìm kiếm phi công còn mất tích

Ít phút sau khi được đoàn tụ với người thân và đồng đội, thiếu tá Nguyễn Hữu Cường đã nhanh chóng bắt tay vào hỗ trợ cho Sở chỉ huy tiền phương để xác định vị trí máy bay rơi và tìm cách ứng cứu đồng đội còn mất tích.

Từ lời kể của phi công Su 30, hôm nay (16−6), Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, đã dốc toàn lực huy động 32 tàu quân sự, 144 tàu ngư dân của Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và các tỉnh phía Nam, 6 máy bay tham gia tìm kiếm. Mở rộng phạm vi tìm kiếm ra phía ngoài 100 – 120km. 5 huyện ven biển Nghệ An cũng hỗ trợ 10 tàu cá/huyện để tham gia cứu hộ. Các tàu sẽ chia làm ba khu vực, dàn hàng ngang trên biển từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh để nhanh chóng tìm thượng tá Trần Quang Khải.

Trên thế giới đã từng có trường hợp tương tự phi công Nguyễn Hữu Cường. Vào khoảng tháng 10−2015, một chiến đấu cơ của Đan Mạch cũng rơi xuống Biển Bắc, ngoài khơi hòn đảo phía Tây Romo, khi đang tham gia diễn tập. Viên phi công cũng may mắn thoát nạn nhờ bung dù hạ cánh kịp lúc và được không quân hoàng gia Đan Mạch giải cứu sau đó.

Bài: Hân Thái

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua