Xoá xăm không để lại sẹo bằng công nghệ laser Q-switched

Công nghệ tia laser Q-switched đảm bảo xoá xăm không để lại sẹo không hủy hoại tế bào da và không gây đau đớn

xoa xam khong de lai seo bang cong nghe laser Q-switched hinh anh

Nếu bạn đang sở hữu hình xăm và muốn xóa bỏ vì lý do nào đó, lựa chọn phương pháp xóa xăm là một vấn đề lớn cần quan tâm. Bạn có thể dùng kem làm mờ vết xăm, xăm hình mới đè lên hình cũ hoặc make up để che đi. Tuy nhiên, giải pháp tốt nhất hiện nay vẫn là xóa xăm không để lại sẹo bằng tia laser.

CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG

Bản chất của phương pháp này là dùng tia laser Q-switched tác động lên các phân tử mực xăm tồn tại trong biểu bì, làm chúng vỡ ra thành các hạt nhỏ li ti và đi ra ngoài theo cơ chế làm sạch tự nhiên của tế bào bạch cầu, hình xăm từ đó cũng sẽ nhạt dần và biến mất hoàn toàn. Với cơ chế tác động nhanh trong thời gian ngắn và không tạo nhiều nhiệt, phương pháp này đã được chứng minh là an toàn nhất cho da hiện nay, thay thế cho tia laser CO2 vốn tạo nhiều nhiệt và gây sẹo trước đây.

Trong cơ thể người, các tế bào miễn dịch bạch cầu có nhiệm vụ đào thải các phân tử lạ xuất hiện với kích thước vô cùng nhỏ mà mắt thường khó thấy được. Tuy nhiên, nhiều vết xăm có kích thước các phân tử mực quá lớn so với bạch cầu nên không thể tự nhiên biến mất hoàn toàn mà chỉ dần nhạt đi.

Da người có chứa tế bào chromophorehemoglobin, sắc tố melamin và nước sẽ tạo ra lớp màng ngăn cản và hấp thụ hầu hết bước sóng của các loại tia laser. Thế nhưng, tia laser Q-switched với 3 nhóm tia: YAG laser, ruby laser và alexandrite laser lại là ngoại lệ vì ít bị hấp thụ bởi lớp màng này, tác động sâu, chạm đến các phân tử mực xăm trong tế bào biểu bì.

QUY TRÌNH THỰC HIỆN

Quy trình xóa xăm không để lại sẹo bao gồm các bước sau: thăm khám, xác định loại tia phù hợp cho da và hình xăm, làm sạch da để tránh nhiễm trùng, dùng thuốc gây tê để giảm đau (nếu cần thiết), tiến hành điều trị, làm dịu và dưỡng da sau khi xóa xăm. Nếu bị dị ứng với các loại thuốc gây tê và sát trùng, bạn nên nói rõ với chuyên viên để tránh các trường hợp không mong muốn.

xoa xam khong de lai seo bang cong nghe laser Q-switched hinh anh 2

Máy chiếu tia laser dùng trong thẩm mỹ

THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ

Tùy vào kích thước và màu sắc hình xăm mà số lần điều trị sẽ khác nhau. Một hình xăm có thể được xóa sạch hoàn toàn từ 2–4 lần, hoặc cũng có thể là 10 lần điều trị. Quy trình điều trị có thể thay đổi tùy vào cách xăm (nghiệp dư hay chuyên nghiệp) và mức độ mới cũ của hình xăm. Màu da và độ sâu mà các sắc tố màu mực thấm vào tế bào biểu bì cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến quy trình loại bỏ.

MỨC ĐỘ AN TOÀN

Những tác dụng phụ khi xóa xăm bằng tia laser ít khi xuất hiện. Tuy nhiên, bạn có thể gặp phải các tình trạng sau:

• Mực xăm không biến mất hoàn toàn.
• Xuất hiện một vết sẹo lõm hoặc lồi vĩnh viễn (rất hiếm).
• Nguy cơ bị giảm sắc tố da (vùng da được điều trị bị nhạt màu hơn những vùng da xung quanh) hoặc tăng sắc tố da (vùng da được điều trị bị đậm màu hơn những vùng da xung quanh).
• Vết xăm môi, mắt, lông mày… có thể bị thâm sau khi xóa lần đầu bằng tia laser, nhưng sẽ dần biến mất trong những lần điều trị tiếp theo.

Thông tin thêm

• Không nên xăm đè mực có màu da để che hình xăm cũ. Vì màu mực rất khó giống màu da, sau khi vào cơ thể, mực sẽ còn tiếp tục đổi màu nên dễ dẫn đến tình trạng hình xăm cũ không xóa được mà còn có thêm màu mới, rất khó điều trị bằng tia laser.
• Khi xóa hình xăm tại các bộ phận nhạy cảm, cần có thiết bị bảo vệ chuyên dụng, tránh gây hại cho những vùng này của cơ thể.
• Nếu cần che hình xăm trong thời gian ngắn, bạn có thể make up che đi bằng kem nền, kem che khuyết điểm và phấn có độ che phủ cao.
• Địa chỉ xóa xăm không để lại sẹo bằng tia laser:
♦ Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam: 38 Nguyễn Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội; 84A Bà Huyện Thanh Quan, P. 9, Q. 3, TP. HCM. Hotline: 1900 6466.
♦ Thẩm mỹ viện Thủy Tiên: 82 Lê Thị Riêng, P. Bến Thành, Q. 1; 71A đường 3–2, P. 11, Q. 10, TP. HCM.

Bài: NHUNG NGUYỄN

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Mục Nhan sắc / Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua