Đối với mỗi người Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được xem là ngày lễ lớn chỉ sau Tết Nguyên Đán. Vào dịp này, mọi người vẫn thường hay cúng gia tiên để cầu may mắn đến cho nông dân và cũng cho chính bản thân mình để có được một sự phát triển ổn định. Tuy nhiên, với mật độ công việc dày đặc, không có thời gian để chuẩn bị tươm tất mọi thứ như trước đây thì bạn sẽ giải quyết như thế nào để vừa có thể giữ được truyền thống, vừa tiết kiệm được thời gian? Bạn hãy cùng tham khảo Tết Đoan Ngọ cúng gì nhé!
Tết Đoan Ngọ cúng gì? Các lựa chọn dành cho bạn
Trong dịp tết này, các gia đình thường làm lễ cúng gia tiên và tùy thuộc vào phong tục của mỗi nhà mà có thể làm cỗ cúng chay hoặc mặn. Ở một số vùng miền sẽ có cách cúng khác nhau, tuy nhiên tất cả đều có những điểm chung nhất.
Những lúc bận rộn khiến bạn không thể nhớ ra Tết Đoan Ngọ cúng gì, vậy hãy cùng Tiếp Thị Gia Đình xem thông thường mâm cúng gia tiên sẽ có gì nhé!
Vào ngày Tết Đoan Ngọ, dân gian Việt Nam thường cúng vào sáng sớm. Nhưng thực chất tiết Đoan Ngọ được tiến hành vào giữa trưa ngày 5–5 âm lịch.
Thông thường, mâm cúng vào ngày Tết Đoan Ngọ gồm: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp và các loại hoa quả. Những loại hoa quả thường được dùng là hồng xiêm, mận, dưa hấu, vải, chuối, xôi, chè và đặc biệt là bánh ú tro.
Với đặc tính của ngày lễ là vào tiết trời nóng, lúc chuyển mùa nên sâu bọ cũng có dịp phát triển gây bệnh cho cây cối, con người, nên thời xưa, mọi người tin rằng khi ăn bánh ú tro, trái cây và rượu nếp sẽ giết được sâu bọ.
Với công việc bận rộn như hiện tại, tuy không thể chuẩn bị được một mâm cỗ tươm tất thì bạn cũng nên giữ lại những nét truyền thống nhất nhé. Cho dù bận rộn tới đâu thì bạn cũng đừng quên vào Tết Đoan Ngọ bạn nên cúng gì, hãy có những món cơ bản nhất là trái cây cùng rượu nếp và bánh ú tro để gửi những lời thành tâm đến ông bà.
Bài: Ngọc Khuê
Tiếp Thị Gia Đình