Từ vụ cậu bé bị bỏ rơi, nghĩ đến việc dạy con kỹ năng sinh tồn

Thông tin cậu bé bị bỏ rơi ở Nhật vừa được tìm thấy hôm nay (3–6) khiến nhiều người vỡ òa trong hạnh phúc. Từ câu chuyện này, vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lại được đặt ra

Theo Đài truyền hình NHK News, Yamato Tanooka, cậu bé bị bỏ rơi ở Nhật hôm 28−5 vừa qua, đã được tìm thấy hôm nay (3−6) khiến người dân trên khắp nước Nhật và hàng triệu người trên thế giới cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Thông tấn xã báo chí Kyodo đưa tin, Yamamoto được tìm thấy vào lúc 7 giờ sáng (giờ địa phương, tương đương 5 giờ sáng theo giờ Việt Nam) tại một tòa nhà, trong khu vực tập luyện của quân đội Nhật Bản, thuộc thị trấn Shikabe, Hokkaido. Nơi này nằm ở phía Bắc, cách vị trí cậu mất tích khoảng 7km đường rừng.

Khi được các cứu hộ viên tìm thấy, Yamamoto đang trong tình trạng đói lả, nhưng sức khỏe của cậu bé bị bỏ rơi vẫn ổn định và thân thể không có bất kỳ vết thương nào.

Ngay lập tức, cậu được máy bay trực thăng cứu hộ đưa đến bệnh viện Hakodate để kiểm tra. Cha mẹ Yamamoto đã xác nhận cậu bé được tìm thấy chính là đứa con trai 7 tuổi bị thất lạc của mình.

DẠY CON KỸ NĂNG SINH TỒN KHÔNG BAO GIỜ THỪA

cau be bi bo roi hinh anh 2

Tạo ra lửa là một trong những việc quan trọng cần làm khi bị lạc trong rừng

Không chỉ liên quan đến cách giáo dục một đứa trẻ, điều mà chúng ta quan tâm từ thông tin cậu bé bị bỏ rơi Yamamoto được tìm thấy sau 6 ngày trong rừng sâu lạnh lẽo và đầy thú dữ còn là vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho con.

Việc làm này không bao giờ thừa và cũng không bao giờ muộn, để trang bị cho con kiến thức ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống.

Bạn có thể dạy con bắt đầu từ những điều đơn giản sau đây:

√ Thật bình tĩnh:

Việc này sẽ vô cùng khó khăn khi bị lạc, đặc biệt là lạc trong rừng. Tuy nhiên, bạn phải nhắc con rằng nếu con giữ được bình tĩnh, khả năng con được cứu sống sẽ càng cao. Lúc này, điều con cần làm là tập trung mọi khả năng nhớ lại những điều quan trọng nhất được dạy khi rơi vào tình huống này để tìm cách thoát thân.

√ Dừng lại:

Việc này vô cùng quan trọng giúp con không bị lạc xa hơn nữa, cơ hội mọi người tìm được con sẽ cao hơn. Nhớ lại những dấu hiệu đặc trưng của đoạn đường mình đã đi qua và cố quay trở lại đường cũ.

√ Tận dụng những thứ mình có: 

Tất cả những vật mang theo bên mình như điện thoại, la bàn, bật lửa, áo khoác, thú cưng… đều là những báu vật giúp con thoát khỏi tình huống nguy cấp. Con có thể đốt lửa, tạo ra tiếng động lớn, leo lên cây cao dùng áo để làm tín hiệu… Nếu bị lạc qua đêm, tìm nơi trú ẩn an toàn như một chiếc lán, hốc đá, leo lên cây…

Bài: Hân Thái

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua