Tắm sông, 3 anh em chết đuối ở Nghệ An

Tai nạn thương tâm 3 anh em chết đuối ở Nghệ An vừa xảy ra mới đây là lời cảnh tỉnh đối với các bậc phụ huynh trong việc bảo vệ con cái

Từ đầu hè năm nay đã xảy ra nhiều vụ việc chết đuối thương tâm mà nạn nhân chủ yếu là trẻ em. Tình trạng vẫn tiếp tục khi lần gần đây nhất là vụ việc 3 anh em chết đuối ở Nghệ An, khiến nhiều người bàng hoàng và đau xót.

Tai nạn khi tắm sông, 3 anh em chết đuối ở Nghệ An

Ba nạn nhân là xấu số là em Trần Thanh Trung (10 tuổi), Trần Thu Hương (6 tuổi, em ruột của Trung) và Trần Việt Hưng (9 tuổi, con chú ruột của Trung và Hương), cả ba đều là học sinh của trường Tiểu học Diễn Quảng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Theo thông tin được biết, vụ chết đuối được phát hiện vào lúc 14 giờ 30 phút ngày 29–5, khi một người dân đi ngang qua hồ nước cạnh Ủy ban nhân dân xã và phát hiện thi thể của ba em nổi trên mặt hồ.

Ngay sau đó, dân địa phương đã tiến hành cứu vớt, cấp cứu cho các em nhưng không kịp. Vào lúc 15 giờ, cả ba em đã tử vong. Kết luận ban đầu nguyên nhân tai nạn là do chết đuối. Nơi xảy ra tai nạn là một hồ nước đang thi công dở của dự án cung cấp nước sạch cho vùng.

Ông Phan Hồng Sơn, Bí thư Đảng ủy xã Diễn Quảng, cho biết: “Nhà các cháu cũng nằm trong vùng, lúc đi chơi không ai biết và rồi xảy ra sự việc thương tâm trên. Bố mẹ các cháu đều đi làm xa ở Hà Nội. Sau khi nhận tin báo thì đang trên đường về để lo tang cho con. Gia đình các cháu đều khó khăn, hiện xã đã thắp hương hỗ trợ cho mỗi cháu là 5 triệu đồng. Mong các gia đình sớm vượt qua đau buồn này”.

Trước tai nạn đau lòng 3 anh em chết đuối ở Nghệ An, Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh đã chỉ đạo trường học các cấp khuyến cáo phụ huynh nên quan tâm và tăng cường quản lý các em trong dịp hè.

Nhưng quan trọng nhất chính là các bậc phụ huynh phải tự giác nâng cao ý thức của mình trong việc bảo vệ con cái.

Tai nạn trẻ em và trách nhiệm của xã hội

3 anh em chet duoi o Nghe An hinh anh 1

Thông tin từ Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, mỗi tháng có khoảng 580 trẻ em và những người chưa đến tuổi thành niên bị tai nạn thương tích, trong đó có khoảng 18 em tử vong và tỷ lệ do chết đuối chiếm hàng đầu. Một ví dụ về tình hình tai nạn chết đuối trong các tháng qua:

−  Ngày 15–4: 9 học sinh lớp 6 tử vong ở Quảng Ngãi.

−  Ngày 6–5: 3 học sinh lớp 1 chết đuối ở Long An.

−  Ngày 4–5: 4 nữ sinh lớp 7 chết đuối ở Khánh Hòa.

−  Ngày 8–6: 3 học sinh lớp 11 chết đuối ở Nam Định.

−  Và gần đây nhất, ngày 29–5: 3 anh em chết đuối ở Nghệ An.

Có thể thấy nạn nhân đa phần là trẻ em đã được đi học, được giáo dục về ý thức bảo vệ bản thân tuy nhiên vẫn để xảy ra trường hợp đáng tiếc. Nguyên nhân là do các em bất cẩn, thiếu kiến thức trong việc bảo vệ mình nhưng nguyên nhân sâu xa một phần là do trách nhiệm xã hội, và quan trọng nhất là sự quan tâm của gia đình với con cái.

Gia đình không chỉ có cha mẹ mà kể cả những người thân có trách nhiệm nuôi dưỡng trẻ em. Mặc dù ngày nay, hầu hết các gia đình đều được tiếp cận đầy đủ thông tin, nhận thức được nâng cao nhưng sự chủ quan đã khiến cha mẹ lơ là trong việc giáo dục và bảo vệ con cái.

Một việc nhỏ đơn cử thường ngày, không đội mũ bảo hiểm cho con khi đi lưu thông đã mặc nhiên đặt tính mạng con trong vòng nguy hiểm. Đó chính là sự chủ quan mà khi tai nạn xảy ra, cha mẹ hối hận nhưng không còn kịp.

Vì thế, điều quan trọng không để tai nạn đáng tiếc xảy ra là gia đình phải biết giáo dục con trẻ để trẻ nhỏ có thể tự bảo vệ mình.

−  Thường xuyên hỏi han, quan tâm và trò chuyện với trẻ.

−  Thay vì ngăn cấm trẻ, hãy chỉ cho trẻ thấy trẻ có thể gặp nguy hiểm như thế nào nếu làm việc đó.

−  Dạy trẻ các kỹ năng sống cần thiết ngay từ bé để trẻ dần thích nghi và hình thành thói quen, chẳng hạn như kỹ năng bơi lội. Vào mùa hè, thời tiết nóng nực nên trẻ hay đi bơi. Để tránh xảy ra trường hợp đáng tiếc, bạn nên trang bị cho mình kiến thức khi đi bơi với trẻ.

Và điều quan trọng nhất là cha mẹ, gia đình cần phải làm gương để cho trẻ học tập và làm theo.

Hà Ngô

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua