Từ 6 tháng tuổi trở đi, bé bắt đầu tập ăn dặm. Lúc này, lượng kháng thể của người mẹ truyền cho bé bắt đầy suy giảm, sức đề kháng của bé cũng kém đi. Bé có thể mắc một số bệnh, trong đó có sốt phát ban. Vậy sốt phát ban ở trẻ có nguy hiểm hay không?
Hiểu đúng về bệnh sốt phát ban ở trẻ
Sốt phát ban do nguyên nhân gì gây ra?
Sốt phát ban ở trẻ có nguyên nhân chính là do bé bị nhiễm vi-rút. Một số loại vi-rút gây ra hiện tượng sốt phát ban: vi-rút đường hô hấp, trong phải kể đến vi-rút sởi, vi-rút rubella, và một số nhóm vi-rút khác. Tùy theo từng loại vi-rút gây bệnh, bé bị sốt kèm theo các nốt ban ẩn hay ban mẩn đỏ.
Sốt phát ban không phải là bệnh nguy hiểm, bé sẽ khỏi sau khoảng một tuần nghỉ ngơi và chăm sóc. Lành tính, bé dễ lây sốt phát ban qua đường hô hấp: do ho, nước bọt, nước mũi của người bị bệnh dính vào cơ thể.
Vì vậy, khi bé bé sốt phát ban, không nên cho đi học, vui chơi chỗ đông người. Bạn cũng hạn chế cho bé đến những nơi dễ lây lan bệnh sốt phát ban như: bệnh viện, trường học, nhà trẻ đang có dịch bệnh….
Biểu hiện của sốt phát ban
Sốt phát ban thường có thời gian ủ bệnh khá dài. Bé có thể nhiễm vi-rút từ trước, nhưng sau bảy ngày mới phát bệnh. Dù nhiễm vi-rút nào, sốt phát ban ở trẻ cũng có các biểu hiện:
– Bị sốt: tùy theo tình trạng sức khỏe, cơ địa của từng bé, bé có thể bị sốt nhẹ, nhiệt độ chỉ dao động ở 37,5 – 38°C, hay sốt cao, nhiệt độ 39-40°C.
– Nổi ban: với từng loại vi-rút khác nhau, cơ thể bé nổi những vết ban khác nhau.
Nếu bé bị nhiễm vi-rút sởi, lúc mới bị bệnh, bé có biểu hiện sốt, khi triệu chứng sốt giảm, bắt đầu xuất hiện ban dạng dần, nổi trên bề mặt da, theo thứ tự: ở tại, lan ra mặt, xuống ngực và toàn thân. Các vết ban này còn được gọi là ban đỏ, ban sởi lặn dần theo thứ tự đã nổi trên da. Khi ban bay hết để lại những vết thâm đặc trưng. Ngoài sốt và phát ban, thêm một dấu hiệu nữa để nhận biết bé bị nhiễm vi-rút sởi, là: triệu chứng chảy nước mũi, ho, viêm kết mạc mắt.
Khi bé bị sốt phát ban do vi-rút rubella, kèm theo sốt là các nối ban màu hồng mịn, màu nhạt hơn và dày hơn ban sởi. chính vì vậy, các nốt ban này còn được gọi là ban đào. Ban nổi theo thứ tự từ mặt, nanh chóng lan xuống thân, xuống cánh tay và chân trước trước khi biến mất. Ban này thường xuất hiện trên cơ thể trung bình khoảng 3 ngày, sau đó ban lặn, không để lại vết thâm hay dấu tích gì trên cơ thể bé.
Khi bị sốt phát ban, bé sẽ quấy khóc, khó chịu, biếng ăn hơn bình thường nhưng bạn không nên quá lo lắng. Sốt phát ban ở trẻ không nguy hiểm, có thể chữa khỏi sau 7 đến 10 ngày. Bạn hãy quan sát thật kỹ các biểu hiện trên cơ thể bé để có cách xử lý phù hợp với từng loại sốt phát ban.
Bài: Lệ Thủy
Tiếp Thị Gia Đình