Bệnh đau dạ dày có nên uống sữa hay không?

Có người cho rằng sữa có giá trị dinh dưỡng cao, người bị đau dạ dày thường bị thiếu chất nên cần uống sữa, cũng có người nói sữa dễ gây chướng bụng, ảnh hưởng tiêu hóa. Vậy thực sự bệnh đau dạ dày có nên uống sữa?

Theo các chuyên gia sức khỏe, vấn đề bệnh đau dạ dày có nên uống sữa hay không còn phải “tùy đối tượng mà lựa chọn”, “tùy loại bệnh mà cân nhắc”.

Sữa là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có thể nói là nguồn cung cấp canxi và protein tốt nhất trong thực đơn ăn uống của con người. Sữa có tác dụng cải thiện dinh dưỡng, tăng cường thể chất, làm giảm quá trình lão hóa. Đặc biệt, protein trong sữa bò chủ yếu là protein nguyên chất, các loại axit amin trong đó hỗ trợ đắc lực trong việc tạo thành tổ chức các cơ trong cơ thể, duy trì sức khỏe và thúc đẩy sự tăng trưởng ở trẻ em.

Protein trong sữa dễ tiêu hóa, hấp thu, tỷ lệ tiêu hóa đạt đến 98%, giá trị sinh vật là 84%, cao hơn protein trong thịt heo, cá và thực vật. Lipit trong sữa cũng rất khác so với các thực phẩm khác, nó chứa các axit béo dạng chuỗi ngắn và vừa, vì vậy rất dễ tiêu hóa và hấp thu.

Thành phần đường trong sữa cũng là hợp chất Carbohydrate đặc biệt, có tác dụng thúc đẩy sự hấp thu canxi, sắt, kẽm và làm tăng trưởng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn gây hại, hỗ trợ sức khỏe đường tiêu hóa.

Ngoài ra, sữa còn là nguồn cung cấp vitamin A và vitamin B2 quan trọng cho cơ thể.

Giải đáp thắc mắc: Bệnh đau dạ dày có nên uống sữa hay không?

benh dau da day co nen uong sua hinh anh 1

Vậy bệnh đau dạ dày có nên uống sữa? Các chuyên gia chỉ ra rằng, đau dạ dày chủ yếu là do các chứng viêm ở niêm mạc dạ dày, có liên quan đến mức độ axit dạ dày tiết ra, lượng axit này quá nhiều hay quá ít đều có thể dẫn đến viêm dạ dày.

Đối với trường hợp do axit dạ dày tiết ra quá nhiều, trong khẩu phần ăn người bệnh nên ít dùng hoặc tránh dùng thực phẩm tính axit như trái cây chua, canh thịt đậm đặc, các món canh ngọt v.v…Trong khi đó, sữa là thực phẩm tính kiềm, có thể trung hòa axit dạ dày. Trong sữa còn có một loại vật chất dạng chất béo sữa, có tác dụng hình thành một tầng nước dày trên bề mặt niêm mạc dạ dày, kháng lại những tác nhân xấu gây hại cho niêm mạc, vừa thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, do trong sữa còn có nhiều canxi, sắt, kẽm, đồng… nên nếu uống nhiều cũng có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, do đó trường hợp người bị đau dạ dày do axit tiết ra quá nhiều hoàn toàn có thể uống sữa nhưng không nên uống quá nhiều, mỗi ngày 1 ly hay 1 hộp sữa là tương đối hợp lý.

Đối với trường hợp đau dạ dày do axit dạ dày tiết ra quá ít thì khẩu phần hằng ngày nên tăng cường thực phẩm tính axit, nên chọn các món canh thịt thanh đạm ít dầu mỡ, các loại trái cây như cam quýt, chuối v.v… có thể kích thích tiết axit dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa. Vì vậy, sữa mang tính kiềm dễ gây chướng khí nên hạn chế uống.

Tóm lại, bệnh đau dạ dày có nên uống sữa hay không cần phải căn cứ tình trạng từng loại bệnh về dạ dày, cũng như sức khỏe của mỗi người để cân nhắc liều lượng sử dụng cho phù hợp.

 

Bài: Lê Phương

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua