Bạn sẽ bị trầm cảm nếu dùng mạng xã hội quá nhiều

Nghiên cứu mới từ Đại học Pittsburgh trên 1.787 người khẳng định: Con người có khả năng bị trầm cảm nếu dùng mạng xã hội quá nhiều

Đây là một khẳng định hoàn toàn có cơ sở khoa học. Con người sẽ bị trầm cảm nếu dùng mạng xã hội quá nhiều. Một nghiên cứu gần nhất của Đại học Pittsburgh cho biết, những người lạm dụng mạng xã hội có nguy cơ mắc chứng trầm cảm cao gấp 2,7 lần so với người ít sử dụng.

Nghiên cứu thực hiện trên 1.787 người (từ 19–32 tuổi) có sử dụng các trang mạng xã hội phổ biến trên thế giới như Facebook, YouTube, Twitter, Google Plus, Instagram, Snapchat, Reddit, Tumblr, Pinterest, Vine và LinkedIn. Họ sử dụng mạng xã hội với tần suất trung bình 61 phút/ngày, lượng truy cập trung bình 30 lần/tuần. Một con số không hề nhỏ và như vậy nguy cơ con người bị trầm cảm nếu dùng mạng xã hội quá nhiều là hoàn toàn có thật.

trầm cảm nếu dùng mạng xã hội quá nhiều hình ảnh 2

Trên thực tế, nghiên cứu của Đại học Pittsburgh không phải nghiên cứu đầu tiên tập trung vào tác động của mạng xã hội nói riêng và Internet nói chung lên đời sống con người. Nghiên cứu từ Đại học Michigan (2013) đã chỉ ra sử dụng Facebook tước đi khả năng tìm kiếm hạnh phúc. Một nghiên cứu khác của đại học Stony Brook (2009) cũng đưa ra kết luận tương tự rằng các cô gái trẻ bị bắt nạt cộng đồng trên Facebook gặp nguy cơ trầm cảm vô cùng cao.

Con người sử dụng mạng xã hội với mục đích kết nối với xã hội, với những người xung quanh và khỏa lấp nỗi cô đơn. Tuy nhiên, khi bạn nhìn thấy quá nhiều điều tích cực, hạnh phúc của người khác, bạn càng sinh ra chán nản về hiện tại của bản thân.

Ngược lại, khi bạn nhìn thấy quá nhiều những tiêu cực, chết chóc, hỗn loạn trên mạng xã hội, tinh thần của bạn cũng tuột dốc theo. Đây là một cái vòng luẩn quẩn mà kết quả chỉ có một, bạn sẽ bị trầm cảm nếu dùng mạng xã hội quá nhiều.

Bạn hãy thử những cách sau để “cai nghiện” mạng xã hội và tránh khỏi nguy cơ trầm cảm nhé:

♦ Tập thể dục hoặc chơi một môn thể thao một cách thường xuyên giúp cơ thể và não bộ phát triển lành mạnh.

♦ Đọc sách, báo, tạp chí để học các chắt lọc thông tin và tránh những điều tiêu cực, vô bổ trên mạng.

♦ Tắt notification từ các ứng dụng mạng xã hội. Bạn không cần kiểm tra điện thoại 5 phút/lần đâu.

♦ Chỉ sử dụng mạng xã hội khi tất cả công việc, học tập đã hoàn tất. Để tập thói quen này, bạn hãy áp dụng cách tắt mạng xã hội trong vòng một ngày, sau đó tăng lên 3 ngày, 1 tuần…

♦ Đi du lịch. Đây là một cách hay để bạn thực sự cảm nhận cuộc sống còn nhiều điều thú vị hơn là ôm mạng, ngồi một chỗ.

♦ Nếu những cách trên không hiệu quả, hãy giao password tài khoản cho một người bạn tin tưởng, họ sẽ là người giúp bạn kiểm soát cơn “nghiện mạng xã hội”.

Bài: Vân Anh

Tiếp Thị Gia Đình

Bạn có những clip nóng về tin thời sự, tin hay về các trào lưu mới trong xã hội, hay câu chuyện tâm sự cảm động? Hãy gửi bài về cộng tác cùng Tiếp Thị Gia Đình. Xem chi tiết tại đây

Các bài được chọn đăng tải sẽ có nhuận bút. Bạn nhớ để lại email và địa chỉ liên hệ để Ban biên tập TTGĐ có thể liên hệ với bạn trả nhuận bút được nhanh chóng và chính xác.

Đừng bỏ qua