Khí hư (huyết trắng) tiết quá nhiều khiến vùng kín của bạn ẩm ướt khó chịu. Để hỗ trợ điều trị bệnh khí hư, Đông y có nhiều vị thuốc giúp bạn. Trong đó có thể kể đến lá ổi, húng quế, trần bì, kim anh, đẳng sâm, khiếm thực, liên nhục, bạch truật, bán hạ chế và cỏ bợ.
1. RAU MÁ
Thức uống giải khát này còn là một vị thuốc giúp điều trị khí hư. Mỗi ngày dùng 30–40g rau má tươi, đem vò nát, vắt lấy nước uống. Không chỉ giúp điều trị bệnh khí hư, rau má còn giải độc, giải nhiệt, chữa đau bụng, đau lưng khi kinh nguyệt.
2. NƯỚC ÉP HÚNG QUẾ
Bạn lấy nước ép lá húng quế, pha với mật ong hoặc đường hay sữa. Uống mỗi ngày hai lần cho đến khi thấy khí hư giảm.
3. NƯỚC CƠM
Khi cơm sôi kỹ, bạn dùng thìa chắt lấy nước gạo và uống liên tục mỗi ngày. Nếu không tiện chắt nước cơm, bạn có thể lấy một nắm gạo và đun sôi trong một nửa lít nước. Lấy nước, có thể pha thêm một thìa canh đường để uống mỗi ngày, khí hư sẽ dịu lại sau khoảng một tuần.
4. TỎI
Hòa một muỗng cà-phê mật ong, hai muỗng canh nước cốt chanh và một tép tỏi nghiền nát vào 250ml nước sôi. Để một lúc rồi uống. Uống liên tục cho đến khi hết khí hư hoàn toàn, ít nhất là 10 ngày.
5. LÁ ỔI
Bạn lấy khoảng 100g lá ổi rửa sạch, đun với nước đến khi nước cô lại còn một nửa. Lọc lấy nước (bỏ lá ổi) uống 2 lần/ngày để giảm tiết khí hư.
6. KHIẾM THỰC
Cây khiếm thực mọc ở đầm, ao, lá hình tròn rộng, nổi trên mặt nước, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tím. Trong Đông y, khiếm thực là vị thuốc có mặt trong các bài điều trị bệnh khí hư bạch đới. Liều dùng thường 10–30g hạt dưới hình thức thuốc sắc, viên hoặc bột.
7. KIM ANH
Kim anh mọc hoang nhiều trên các vùng đồi núi Cao Bằng, Lạng Sơn. Cây có nhiều gai nên thường trồng để làm hàng rào. Người ta thường lấy quả để làm thuốc dùng trong cả Đông y và Tây y. Kim anh có vị chua, chát, tính bình. Theo cố giáo sư Đỗ Tất Lợi, để điều trị khí hư, bạn lấy quả kim anh và khiếm thực với lượng bằng nhau. Đem tán nhỏ, làm thành viên bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 10–20 viên.
8. ĐẰNG SÂM, BẠCH TRUẬT, TRẦN BÌ, LIÊN NHỤC, BÁN HẠ
Cùng với khiếm thực, kim anh, đây là những vị thuốc thường có mặt trong các đơn thuốc điều trị bệnh khí hư, bạch đới. Điển hình là bài thuốc sau đây với 10g trần bì, 12g kim anh, 12g bạch truật, 12g bán hạ, 16g liên nhục, 16g khiếm thực và 6g cam thảo. Có thể tán bột mịn, mỗi lần uống 8–12g hoặc sắc nước uống mỗi ngày.
Mách bạn!
• Đông y thường ít dùng riêng lẻ từng vị thuốc mà có sự kết hợp các vị thuốc cùng tính năng để tăng hiệu quả điều trị.
• Sự kết hợp của các vị thuốc cũng là gợi ý để các nhà sản xuất cho ra đời Hoàng Tố Nữ, một thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh khí hư.
• Hoàng Tố Nữ là thực phẩm chức năng được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên như bạch truật, đẳng sâm, bán hạ chế, trần bì, khiếm thực, liên nhục, kim anh.
Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ làm giảm lượng khí hư hay huyết trắng bệnh lý, hiệu quả và an toàn với cơ thể. Bạn có thể dùng Hoàng Tố Nữ cho trường hợp phụ nữ bị khí khư bạch đới (huyết trắng). Với Hoàng Tố Nữ, sử dụng các vị thuốc đông y trong việc hỗ trợ điều trị bệnh khí hư trở nên dễ dàng và đơn giản.
Mục Khỏe đẹp 360º / Tiếp Thị Gia Đình