Các gia đình Việt thường chuẩn bị một mâm cơm, cúng ông bà, sau đó đốt vàng mã tiễn gia tiên về trời sau ba ngày Tết. Thật ra, tục lệ hóa vàng sau Tết lại mang một ý nghĩa khác với cách nghĩ thông thường này.
Việc đốt vàng mã vốn dĩ có liên quan đến Phật giáo với quan niệm cho rằng con người có thể dùng lửa để chuyển đồ cúng cho chư Phật hay thần linh. Tiền giấy ban đầu không dùng để đốt mà để chôn cùng người đã mất, treo xung quanh hoặc rải trên mộ. Sau đó, người xưa dần hình thành nên nghi lễ đốt vàng mã để tạo ra làn khói mang đến cảm giác linh thiêng và trang nghiêm. Tục hóa vàng sau Tết vì thế thường được hiểu là lễ tiễn gia tiên về trời sau khoảng thời gian về thăm con cháu.
Thật ra, tổ tiên luôn ở bên cạnh con cháu và tín ngưỡng hóa vàng sau Tết lại có liên quan đến văn hóa đón Hỷ thần và Tài thần nhưng không mấy ai biết. Các gia đình nên dán ảnh thần Tài trong nhà ở những vị trí tốt theo từng năm. Trong năm 2016, các chuyên gia phong thủy cho biết vị trí tốt của Tài thần là ở Tây Nam, Hỷ thần là ở phía Đông (Lưu ý: không nên dán trên bàn thờ).
Bài: Thảo Viên
Tiếp Thị Gia Đình