Đi lễ chùa đầu năm: Có đang bị biến tướng?

Đi lễ chùa đầu năm là một tập tục tốt đẹp trong văn hóa Phật giáo của người Việt. Nhưng những hành động biến tướng đang hủy hoại hình ảnh đẹp này

Đi lễ chùa đầu năm là một hoạt động không thể thiếu của mỗi người Việt trong dịp Tết đến. Thế nhưng, thời gian gần đây, việc tìm đến những chốn tâm linh đang bị nhiều người làm lệch lạc đi.

Tiến sĩ Trần Trọng Dương, Viện nghiên cứu Hán Nôm, cho biết văn hóa Phật giáo đã trở thành những yếu tố không thể thiếu trong những ngày Tết Nguyên đán của người Việt. Đi lễ chùa đầu năm là một phong tục tốt đẹp. Người đi làm, đi học xa khi xưa trở về quê dịp Tết, thắp nén hương, viếng chùa làng để tỏ lòng cầu an cầu lành. Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông cùng nhiều vị tổ khác đã từng nói rằng, Phật tại tâm, đi lễ chùa đầu năm cốt là để làm khởi phát cái thiện tâm của mỗi người.

di le chua dau nam hinh anh 1

Ngày xưa, người ta thường chọn ngày lành đầu tiên trong năm để đến chùa lễ Phật. Đó gọi là tục “thí sự”. Ngày nay, người dân đi lễ chùa đầu năm ngay trong đêm giao thừa và tất cả những ngày trong Tết. Nhưng ngày ấy, chùa làng nào, dân làng nấy thờ còn nay, nhiều người nghe nói chùa nào thiêng, nổi tiếng thì nô nức đến thắp hương, quên mất chùa làng mình. Tệ hơn, người ta đặt tiền thật, tiền giả lên bàn tam bảo, đặt tiền lễ vào tay tượng, lòng tượng, (thậm chí đút cả vào miệng tượng). Rồi họ sờ mó chân tay tượng, thoa lên mặt lên mũi, tranh nhau cướp mấy mảnh vải khai quang trong lễ hô thần nhập tượng.

Để giải quyết được những hình ảnh xấu xí này, bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch cần phải ra những văn bản, các quy định chi tiết cụ thể, có tính răn đe cao, kết hợp với việc tuyên truyền trên nhiều kênh thông tin. Đi lễ chùa đầu năm, cái cần chính là tại tâm chứ không phải tại tiền.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua