Các kỹ năng thoát hiểm khi tàu chìm

Dù biết bơi, bạn chưa chắc sẽ an toàn khi gặp tai nạn tàu thuyền bởi có thể mất nhiệt, kiệt sức nếu ngâm nước lâu. Đâu là kỹ năng thoát hiểm khi tàu chìm?

Gần đây, các vụ tai nạn giao thông liên quan đến đường thủy đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là vào mùa mưa lũ khi các dòng chảy trở nên mạnh, siết hơn và rất khó kiểm soát. Không chỉ các phương tiện thông thường, thậm chí các tàu du lịch cao cấp cũng có những lúc gặp phải sự cố đáng tiếc. Sở dĩ số lượng cũng như mức độ nguy hiểm của các vụ tai nạn có khuynh hướng ngày càng nghiêm trọng là vì một số đơn vị vận tải chưa thật chú trọng đến các quy định an toàn, cứu hộ. Bên cạnh đó, ý thức tham gia giao thông của người dân còn kém dẫn đến các vụ tai nạn thương tâm. Nếu tính chất công việc buộc phải thường xuyên di chuyển bằng tàu, thuyền, bạn hãy vận dụng một trong số những kỹ năng thoát hiểm khi tàu chìm sau để đề phòng tai nạn có thể bất ngờ xảy ra.

GIÚP MỌI NGƯỜI XUNG QUANH BÌNH TĨNH

ky nang thoat hiem khi tau chim hinh anh 2

Đây là một trong những kỹ năng thoát hiểm khi tàu chìm quan trọng giúp bạn nhanh chóng thoát thân. Nếu các hành khách liên tục la hét, giẫm đạp lẫn nhau… sẽ khiến bạn rối trí. Thậm chí họ còn cản trở và khiến bạn có thể bị thương trong cơn hoảng loạn. Do vậy, giúp mọi người xung quanh ổn định tinh thần sẽ góp phần “dọn đường” cho bạn thoát thân.

Cách tốt nhất là bạn cố gắng nói thật to hoặc hét những câu như: “Mọi người hãy yên lặng nghe theo chỉ dẫn của nhân viên” hoặc “Nếu chúng ta không bình tĩnh, tàu sẽ nhanh chìm hơn, không còn cơ hội được giải cứu…”. Bạn cũng cần tự trấn an mình để tất cả mọi người có thể chấp hành hiệu lệnh một cách nhanh chóng và dứt khoát.

CẨN THẬN TRƯỢT NGÃ

ky nang thoat hiem khi tau chim hinh anh 3

Khi tàu gặp tai nạn, nước sẽ nhanh chóng tràn vào khoang gây mất thăng bằng. Tàu đổ dồn về một bên dễ khiến hành khách trượt ngã. Đó cũng là lý do gây ra các vụ chấn thương nghiêm trọng do va đập vào các đồ vật trên tàu. Do vậy, khi tàu bắt đầu nghiêng, bạn bám lấy bất cứ thiết bị nào như tay vịn, đường ống, thành tàu… giúp bạn đứng vững, tránh bị va đập gây chấn thương hoặc bất tỉnh. Nếu buộc phải nhảy khỏi tàu, bạn nên quan sát kỹ để tránh va chạm với người hoặc vật dụng trôi nổi trên mặt nước.

KHÔNG TỰ Ý THÁO CHẠY

Đây là một trong những điều cấm kỵ khi gặp tai nạn đường thủy. Trong cơn hoảng loạn, bạn thường tự tìm hướng giải thoát theo cảm tính, trong khi không có kiến thức về nguyên lý cấu tạo của tàu nên dễ chạy vào những “vùng cấm” như đáy tàu hoặc thân tàu và bị lạc lối. Để hạn chế hậu quả đáng tiếc khi tàu bắt đầu chìm, bạn nên làm theo tín hiệu sơ tán khẩn cấp được phát trên loa. Nếu không có sự hướng dẫn cụ thể, bạn hãy di chuyển nhanh chóng lên nơi cao nhất của phần tàu còn đang nổi trên mặt nước để kéo dài thời gian sống sót.

SỬ DỤNG VẬT DỤNG CỨU HỘ

ky nang thoat hiem khi tau chim hinh anh 4

Sử dụng áo và phao cứu hộ là một kỹ năng thoát hiểm khi tàu chìm quan trọng

Bạn hãy nhanh chóng mặc áo phao và ôm phao cứu sinh chờ được tiếp cứu. Thông thường, dụng cụ cứu hộ được móc vào hai bên thành tàu hoặc để sẵn ở các ghế ngồi. Khi có tai nạn xảy ra, bạn cần thao tác nhanh chóng để sử dụng phao kịp thời. Bên cạnh đó, nếu trên tàu không còn các dụng cụ cứu hộ, bạn hãy tìm và bám vào những vật dụng dễ nổi như thùng phuy, tấm xốp, thanh gỗ… Ngoài ra, bạn cần chú ý đến trẻ em trong suốt thời gian vận chuyển.

CẨN THẬN TRƯỢT NGÃ

Khi tàu gặp tai nạn, nước sẽ nhanh chóng tràn vào khoang gây mất thăng bằng. Tàu đổ dồn về một bên dễ khiến hành khách trượt ngã. Đó cũng là lý do gây ra các vụ chấn thương nghiêm trọng do va đập vào các đồ vật trên tàu. Do vậy, khi tàu bắt đầu nghiêng, bạn bám lấy bất cứ thiết bị nào như tay vịn, đường ống, thành tàu… giúp bạn đứng vững, tránh bị va đập gây chấn thương hoặc bất tỉnh. Nếu buộc phải nhảy khỏi tàu, bạn nên quan sát kỹ để tránh va chạm với người hoặc vật dụng trôi nổi trên mặt nước.

LƯU Ý KHI LÊN TÀU

Khi lên tàu, bạn hãy đọc thông tin về cửa thoát hiểm, hướng dẫn chống cháy hoặc hỏi nhân viên tàu những chú ý về trường hợp khẩn cấp như áo phao, chuông báo động, vị trí bình cứu hỏa, vòi nước…để ứng phó nhanh khi xảy ra nguy hiểm.

Mục Bí quyết − Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua