Các phương án tích hợp môn lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông

Các phương án tích hợp môn lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới một lần nữa được xem xét và bàn bạc, cân nhắc vào chiều ngày 7−12

Liên quan đến vị thế của môn lịch sử chiều 7−12, ban soạn thảo chương trình phổ thông Bộ 
Giáo dục − Đào tạo và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tiếp tục có một cuộc bàn thảo dưới sự chủ trì của Ban Tuyên giáo Trung ương.

Theo Thứ trưởng Bộ 
Giáo dục − Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển, sau những phân tích kỹ lưỡng, các bên đã đi tới thống nhất căn bản:

♦ Ở bậc tiểu học, sẽ tích hợp môn lịch sử với một số môn khoa học khác và dạy học chủ yếu thông qua các câu chuyện lịch sử để tạo sự yêu thích, hứng thú và dễ hiểu cho học sinh đối với môn học này.

♦ Ở bậc trung học cơ sở, sẽ tiếp tục thảo luận hai phương án:

♣ Phương án 1 để sử và địa là hai môn học độc lập và biên soạn thêm các chủ đề tích hợp kiến thức giữa hai môn này, phương án này sẽ cần tới ba cuốn sách: lịch sử, địa lý, chủ đề tích hợp lịch sử và địa lý;

♣ Phương án 2, sẽ xây dựng môn học tích hợp mang tên lịch sử và địa lý (thay vì môn khoa học xã hội như dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể), những phần liên quan giữa hai môn sẽ viết thành các chủ đề liên môn và chỉ in trong một cuốn sách.

Tich hop mon lich su hinh anh 2

♦ Với bậc trung học phổ thông, lịch sử vẫn là nội dung bắt buộc nhưng sẽ không tích hợp môn lịch sử vào môn học công dân với Tổ quốc như dự thảo chương trình phổ thông tổng thể. Học sinh chọn học lịch sử để thi đại học sẽ học môn lịch sử nâng cao và đây là môn học độc lập, bắt buộc.

♦ Với những học sinh không chọn môn lịch sử như một định hướng nghề nghiệp thì vẫn bắt buộc phải học môn học tích hợp lịch sử − địa lý ở mức độ kiến thức cơ bản. Như vậy, việc tích hợp môn lịch sử sẽ không bị xé lẻ ra nhiều môn học, mà chỉ tích hợp với phân môn địa lý và gọi là môn lịch sử – địa lý thay vì khoa học xã hội như dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

Tiếp Thị Gia Đình

 

Đừng bỏ qua